Thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán Việt Nam được hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 1990. Gần 3 thập kỷ phát triển, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam đạt những thành tựu quan trọng, cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công, dịch vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập. Việc nhìn nhận những lỗ hổng để khắc phục, và phát triển.
Cùng Unitrain tập trung vào phân tích thực trạng đối với ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam.
1. Quy mô chưa tương xứng với quy mô nền kinh tế
Mặc dù, số lượng khách hàng và doanh thu dịch vụ ngành kế toán, kiểm toán có tăng trưởng khá. Tuy nhiên, nhìn chung, tốc độ tăng vẫn còn thấp.
Tổng doanh thu của thị trường chỉ chiếm khoảng 0,08% GDP/năm. Hơn nữa, các công ty 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng nó lại chiếm đến 50% doanh thu toàn thị trường dịch vụ KT-KT. Đây là biểu hiện cho sự mất cân đối trong phát triển của thị trường.
2. Nguồn nhân lực chuyên nghiệp chất lượng cao còn thiếu
Một trong những thách thức dịch vụ KT-KT trong và ngoài nước đang đối mặt. Là số lượng hạn chế về KT-KT viên hành nghề. Hiện cả nước có 2.037 kiểm toán viên, khoảng trên 1.000 kế toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, số lượng này là quá thấp so với nhu cầu thực tế của thị trường (cần khoảng 7.000 kế toán viên, kiểm toán viên). Các kiểm toán viên có chứng chỉ quốc tế chủ yếu làm việc ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các kế toán viên, kiểm toán viên có trình độ, kinh nghiệm cao có xu hướng chuyển nghề. Hoặc phát triển thành các nhà quản trị DN cũng tạo ra thiếu hụt về nhân sự có chất lượng cao trên thị trường này.
3. Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu, giá trị gia tăng thấp
Dịch vụ KT-KT cung cấp hiện tập trung vào: kiểm toán báo cáo tài chính, dịch vụ kế toán cơ bản (ghi sổ, lập báo cáo tài chính), kê khai thuế… Các dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao như tư vấn tài chính, kế toán quản trị, kiểm soát, quản trị rủi ro… còn khá hạn chế.
Cùng với đó, dịch vụ KT-KT cũng còn nhiều hạn chế do thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Giá phí dịch vụ còn thấp. Công tác quản lý của Nhà nước đối với thị trường dịch vụ KT-KT chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Vai trò của các tổ chức nghề nghiệp còn khá mờ nhạt.
Trong hội nhập quốc tế, thị trường dịch vụ KT-KT vận hành trong mối quan hệ chặt chẽ với thị trường dịch vụ của các nước. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về dịch vụ KT-KT. Theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam. Tăng cường năng lực quản lý, giám sát với các chủ thể. Việt Nam đang nỗ lực rất nhiều để đưa ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán phát triển đúng với tiềm năng của nó.
Nguồn: Tạp chí tài chính.
Đọc thêm tại: