ROI, viết tắt của “Return on Investment” (lợi tức đầu tư), là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư, ROI cho phép các doanh nghiệp xác định mức độ lợi nhuận mà họ thu về từ các khoản đầu tư, so với chi phí bỏ ra.

Chỉ số ROI là gì?

ROI (Return on investment), hay còn được biết đến với tên gọi tỷ lệ hoàn vốn, là thước đo tài chính có chức năng đo lường tỷ lệ phần trăm doanh thu trên tổng chi phí đầu tư. Nói theo cách khác, ROI là chỉ số đo lường hiệu suất lợi nhuận của một khoản đầu tư. Như vậy, chỉ số ROI càng cao cho thấy khoản đầu tư của bạn càng có hiệu quả.

  1. Chỉ số ROI ở mức dương, điều này nghĩa là tổng doanh thu từ dự án lớn hơn tổng chi phí đầu tư, đồng nghĩa với việc khoản đầu tư đang đem lại lợi nhuận cho bạn.
  2. Ngược lại, chỉ số ROI ở mức âm là dấu hiệu cảnh báo về một khoản lỗ do tổng doanh thu đang thấp hơn tổng chi phí đầu tư cho dự án.

Công thức tính ROI

Công thức 1:  ROI =  ( Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư ) x 100

Trong đó:

 Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.

Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi 

  1. Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay.
  2. Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính.

 Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi.

Công thức 2: ROI = [ (Lợi nhuận sau cùng – Lợi nhuận ban đầu) / Chi phí đầu tư ] x 100

Trong đó:

Lợi nhuận sau cùng – Lợi nhuận ban đầu chính = thu nhập ròng (sau thuế) của doanh nghiệp. 

Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi

Nhìn chung, chỉ số ROI sẽ bao gồm 2 yếu tố chính là lợi nhuận và chi phí đầu tư. Trong số 2 công thức tính trên, công thức 1 là công thức được sử dụng phổ biến hơn và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. 

6

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROI

ROI (Return On Investment) là một trong những chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả đầu tư của mình đối với các dự án hay chiến dịch cụ thể. Bằng cách theo dõi mức độ lợi nhuận từ các khoản đầu tư vào marketing, các nhà lãnh đạo hiểu được hiệu quả của chiến dịch hoặc dự án của doanh nghiệp.

Ưu điểm:

– Đo lường khả năng sinh lời tốt hơn.
– Giảm thiểu xung đột lợi ích và đạt được mục tiêu đồng nhất.
– Phân tích so sánh chi tiết.
– ROI là chỉ số của các thành phần hiệu suất khác.
– Phù hợp với các phép đo kế toán.

Nhược điểm:

– Khó tìm được định nghĩa thỏa đáng về lợi nhuận và đầu tư.
– Trong khi so sánh ROI của các công ty khác nhau, các công ty cần phải sử dụng các chính sách và phương pháp kế toán giống nhau về định giá cổ phiếu, định giá tài sản cố định, phân bổ chi phí chung, xử lý chi phí nghiên cứu và phát triển,…
– ROI có thể ảnh hưởng đến một nhà quản lý bộ phận chỉ chọn các khoản đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao.
– ROI tập trung vào kết quả ngắn hạn và khả năng sinh lời; trọng tâm lợi nhuận dài hạn bị bỏ qua.
– Các nhà quản lý Trung tâm Đầu tư có thể tác động ROI bằng cách thay đổi chính sách kế toán, xác định quy mô đầu tư hoặc tài sản, coi một số khoản mục nhất định là doanh thu hoặc vốn.

Ví dụ về cách tính ROI

Nhận thấy hành vi khách hàng ngày càng có xu hướng nghiêng về online shopping, doanh nghiệp của bạn tiến hành xây dựng website bán hàng online. Tổng chi phí của hoạt động này là 200 triệu VNĐ, bao gồm chi phí tạo trang bán hàng online và xây dựng kho nội dung trên trang bán hàng.

Sau tháng đầu đi vào hoạt động, hệ thống website mới này mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận ròng là 50 triệu VNĐ. Khoản tiền này đã được trừ đi phí hosting, phí vận chuyển hàng hóa và các loại phí khác liên quan đến trang bán hàng online của bạn.

Lúc này, cách tính ROI của hoạt động xây dụng website bán hàng như sau:

ROI = (50.000.000 / 200.000.000) x 100 = 25%

Trong đó:

50.000.000 – Chi phí đầu tư
200.000.000 – Lợi nhuận ròng

Như vậy, có thể thấy website bán hàng đã bắt đầu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp chỉ sau 1 tháng đầu. Với chỉ số ROI này, doanh nghiệp có thể triển khai và đẩy mạnh các chiến lược bán hàng, marketing để khai thác tối đa hiệu quả của một cửa hàng online.

Kết luận

Tính toán ROI là một bước quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư. Hiểu rõ và sử dụng chỉ số này một cách hợp lý sẽ giúp bạn tối ưu hóa các khoản đầu tư và đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn.

Xem Thêm

Khóa học Quản trị Tài chính doanh nghiệp