Sự trì hoãn là một cái bẫy mà nhiều người trong chúng ta rơi vào. Trên thực tế, theo nhà nghiên cứu và diễn giả Piers Steel, 95% chúng ta đều trì hoãn ở một mức độ nhất định nào đó. Mặc dù chúng ta có thể an ủi bản thân khi biết rằng mình không đơn độc, nhưng chúng ta phải thực sự tỉnh táo để nhận ra nó có thể kìm hãm ta đến mức nào.

Trì hoãn có giống với lười biếng không?

Sự trì hoãn thường bị nhầm lẫn với sự lười biếng nhưng trên thực tế chúng lại hoàn toàn khác nhau.

Trì hoãn là một quá trình tích cực – bạn chọn làm một việc khác thay vì nhiệm vụ khó khăn mà bạn biết rằng mình nên làm ngay từ đâu. Ngược lại, sự lười biếng cho thấy sự thờ ơ, không hành động và không sẵn sàng hành động.

Tại sao chúng ta lại có xu hướng trì hoãn?

Bởi vì bộ não luôn chọn lựa phương án dễ chịu hơn trong ngắn hạn. Và mọi thứ luôn luôn khó khăn khi ta bắt đầu. Có một sự thật là trì hoãn thì lúc nào cũng dễ dàng! Cũng chính vì thế mà chúng ta không ngần ngại để việc hôm nay cho ngay mai làm. Cũng chính từ đây, chuỗi ngày trì hoãn sẽ bắt đầu.

Cách vượt qua sự trì hoãn

Bước 1: Nhận biết rằng bạn đang trì hoãn

Nếu bạn đang chưa thực hiện một nhiệm vụ quan trọng vì một lý do thực sự chính đáng thì bạn có thể bạn không đang trì hoãn. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu trì hoãn mọi thứ vô thời hạn hoặc bạn muốn tránh hoàn thành nhiệm vụ gì đó thì có thể bạn đang mắc phải “căn bệnh” này.

Bước 2: Tìm ra lý do tại sao bạn lại trì hoãn

Bạn cần hiểu lý do của vấn đề trước khi bắt tay vào giải quyết nó, trường hợp này cũng không ngoại lệ. Bạn đang trốn tránh một nhiệm vụ cụ thể vì bạn thấy nó nhàm chán hoặc khó khăn đến mức không muốn đối mặt? Hay đơn giản là kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc kém dẫn đến việc bạn không biết bắt đầu tư đâu? Hoặc bạn nghi ngờ khả năng của bản thân, sợ thất bại, sợ mình sẽ không hoàn thành nhiệm vụ một cách không hoàn hảo? Có một sự thật đáng ngạc nhiên là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường là những người trì hoãn. Thông thường, họ thà tránh làm một công việc mà họ cảm thấy mình không có đủ khả năng năng để làm còn hơn làm nó một cách không hoàn hảo. 

Cảnh báo: Đối với một số người, trì hoãn không chỉ là một thói quen xấu; đó còn là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng. Ví dụ: ADHD, OCD, lo lắng và trầm cảm có liên quan đến sự trì hoãn.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng sự trì hoãn có thể là nguyên nhân gây ra căng thẳng và bệnh tật nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn mắc chứng trì hoãn mãn tính hoặc suy nhược, một trong những tình trạng này có thể là nguyên nhân và bạn nên gặp bác sĩ tâm lý.

Bước 3: Áp dụng chiến lược chống trì hoãn

Sự trì hoãn là một thói quen – một khuôn mẫu hành vi đã ăn sâu. Điều này có nghĩa là bạn không thể phá vỡ nó trong một sớm một chiều. Hãy lần lượt làm theo các bước sau đây: 

  • Tha thứ cho bản thân vì đã trì hoãn trong quá khứ: Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự tự tha thứ có thể giúp bạn cảm thấy tích cực hơn về bản thân và giảm khả năng trì hoãn trong tương lai.
  • Cam kết hoàn thành nhiệm vụ: Tập trung vào làm , không né tránh. Viết ra những công việc bạn cần hoàn thành và chỉ định thời gian để thực hiện chúng. Điều này sẽ giúp bạn chủ động giải quyết công việc của mình.
  • Tự thưởng: Nếu bạn hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn đúng hạn, hãy tự thưởng cho mình một món ăn, chẳng hạn như một lát bánh ngọt hoặc một ly cà phê yêu thíc. Và hãy tưởng tượng cảm giác hoàn thành một thử thách khó khăn tốt như thế nào!
  • Nhờ ai đó giám sát bạn: Áp lực từ bạn bè, đồng nghiệp luôn hiệu quả! Việc có ai đó giám sát đặc biệt là bạn bè, đồng nghiệp luôn có một động lực vô hình đối với chúng ta.
  • Nói không với “để mai làm”: Giải quyết các nhiệm vụ ngay khi chúng phát sinh, thay vì để chúng tích tụ từng ngày.
  • Giảm thiểu tác nhân gây nhiễu: Tắt email và mạng xã hội, đồng thời tránh ngồi gần TV khi bạn làm việc!
  • Đặt mục tiêu hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn trước: Hãy hoàn thành sớm những công việc mà bạn cảm thấy không vừa ý. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian còn lại trong ngày để tập trung vào công việc mà bạn cảm thấy thú vị hơn.

Nguồn: mindtools

Xem thêm

Khóa học Ứng dụng SQL trong xử lý dữ liệu

Một Data Analyst thực sự làm gì?

7 tips chinh phục khách hàng của nhân viên giỏi