Thực hiện sớm IFRS, cơ hội để doanh nghiệp mạnh hơn

(ĐTCK) Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế. Ông Bùi Văn Trịnh, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn chuyển đổi áp dụng IFRS của Deloitte Việt Nam chia sẻ về nội dung này.

Unnamed (1)

Quyết định 345 mà Bộ Tài chính mới ban hành có khác nhiều so với bản dự thảo trước đó không, theo ông?

Nội dung của Quyết định 345/QÐ-BTC gần như không thay đổi so với dự thảo đề án đã lấy ý kiến công chúng vào tháng 4/2019, cũng như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ về đề án này tại các hội nghị dành cho công ty niêm yết trong thời gian qua. Theo đó, lộ trình áp dụng IFRS sẽ được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn tự nguyện từ năm 2022 – 2025 và giai đoạn bắt buộc từ sau năm 2025.

Ðối tượng điều chỉnh chính của quyết định là báo cáo tài chính hợp nhất của một số loại hình doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng có quy mô lớn, và doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn hoặc có sử dụng vốn của các định chế tài chính quốc tế.

Quyết định 345 đánh dấu một bước tiến lớn trên con đường chuyển đổi áp dụng IFRS tại Việt Nam. Quyết định này sẽ được cộng đồng quốc tế xem như là một tuyên bố chính thức của Việt Nam trong việc ủng hộ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (hay còn gọi là IFRS) không chỉ là một ngôn ngữ kế toán toàn cầu mà còn là ngôn ngữ kinh doanh quốc tế, đồng thời đưa Việt Nam vào bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ có áp dụng IFRS.

Theo ông, Quyết định 345 sẽ tác động như thế nào đối với cộng đồng doanh nghiệp?

Quyết định 345 đặt ra yêu cầu tuân thủ mới cho một số đối tượng doanh nghiệp trên thị trường.

Không giống như những yêu cầu tuân thủ khác thường không có nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp để thực hiện, Quyết định này cho phép doanh nghiệp lựa chọn cách thức và thời điểm thực hiện việc chuyển đổi áp dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS. Dựa trên kinh nghiệm chuyển đổi áp dụng IFRS của Deloitte trên các quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thai Lan và Indonesia…, tôi cho rằng, việc đảm bảo tuân thủ yêu cầu mới này chắc chắn sẽ tác động đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp.

Một dự án chuyển đổi áp dụng IFRS thông thường sẽ rất khác nhau giữa các doanh nghiệp, tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động kinh doanh và tùy thuộc vào độ trưởng thành trong quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Ðó cũng là khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và IFRS. Chúng tôi đo độ trưởng thành này bằng việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo phương pháp thủ công hay bằng hệ thống phần mềm ERP.

Chuyển đổi áp dụng IFRS không đơn thuần là câu chuyện về kế toán của riêng bộ phận kế toán, mà gần như sẽ tác động đến tất cả bộ phận của doanh nghiệp, bao gồm nhân sự, tài chính, kế hoạch, hệ thống công nghệ thông tin, thuế, quản lý rủi ro và các thủ tục kiểm soát. Tùy thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp mà các tác động của Quyết định 345 có thể ảnh hưởng đến cả ba yếu tố của một doanh nghiệp là con người, quy trình và hệ thống của doanh nghiệp.

Là người đồng hành với nhiều doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi IFRS, ông có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp?

IFRS là một bộ chuẩn mực nguyên tắc, theo đó chính sách kế toán theo IFRS là một sự lựa chọn. Các lựa chọn này cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi áp dụng IFRS.

Các doanh nghiệp cần sớm đưa ra các lựa chọn của mình trong quá trình thực hiện chuyển đổi áp dụng IFRS. Bằng việc thực hiện sớm quá trình này, doanh nghiệp có thể thu hút được nhân tài trong lĩnh vực này (trước khi nó trở nên khan hiếm), đồng thời, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong cùng lĩnh vực.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận được thị trường vốn mới và quan trọng hơn hết là có thể thực hiện quá trình này theo tốc độ mà mình mong muốn và luôn đảm bảo tập trung đủ nguồn lực cho hoạt động chính của doanh nghiệp.

Việc áp dụng IFRS liệu có gây áp lực đến các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay không, thưa ông?

Hiện tại, trong bối cảnh khủng hoảng của đại dịch Covid-19, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đang phải gồng mình để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, vượt qua giai đoạn khủng hoảng tạm thời này.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi áp dụng IFRS là một quyết định mà theo tôi cần được các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia, vì sự tác động sâu rộng đến các yếu tố con người, quy trình và hệ thống của toàn doanh nghiệp.

Theo: tinnhanhchungkhoan.vn

Xem thêm

Chuẩn bị áp dụng IFRS tại doanh nghiệp

Tại sao cần áp dụng IFRS ở Việt Nam?

Làm thế nào để trở thành kế toán viên hiện đại?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Mở bao lì xì – Nhận ưu đãi đầu năm 2025

UNITRAIN ƯU ĐÃI THÁNG 1 Bạn đã sẵn sàng nâng cấp kiến thức, phát triển kỹ năng và bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu sự nghiệp trong năm nay

Xem thêm
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm