Tìm lỗi trong Excel bằng cách nào?

Có 2 công cụ giúp chúng ta tìm lỗi trong Excel bao gồm tìm ô bị lỗi và ô gây ra lỗi trong file. Đó chính là Error Checking và Tracing Errors.

Error Checking – tìm ô bị lỗi trong Excel

Chúng ta thử tưởng tượng, trong 1 worksheet nho nhỏ tầm vào chục hoặc vài trăm dòng và chừng chục cột. Việc tìm ô bị lỗi tương đối đơn giản. Giờ nếu worksheet của chúng ta gồm hàng nghìn dòng và hàng trăm cột thì chuyện này không hề đơn giản tí nào cả. Lúc này, Excel có một tính năng là Error Checking giúp chúng ta tìm ô bị lỗi trong Excel một cách dễ dàng hơn.

Để sử dụng tính năng Error Checking, chúng ta di chuyển đến worksheet cần tìm lỗi.

Sau đó, chúng ta chọn [Ribbon] Formulas, Group Formula AuditingError Checking.

Lúc này, Excel sẽ đưa chúng ta đến ô đầu tiên bị lỗi trong worksheet này và cũng đồng thời mở cửa sổ Error Checking.

Trong cửa sổ này, chúng ta thể chọn 1 trong các tính năng sau:

– Help on this error: Mở cửa sổ Help của Excel để Excel giải thích rõ về lỗi ở ô hiện tại

– Show Calculation Steps…: Tính năng này giúp chúng ta thể hiện các bước tính toán của công thức, hay cụ thể hơn là mở cửa sổ Evaluate Formulas.

– Ignore Error: Bỏ qua lỗi này

– Edit in Formula Bar: Đưa chúng ta đến thanh công thức – Formula Bar – để sửa lỗi

– Previous: Đi đến lỗi trước

– Next: Đi đến lỗi tiếp theo

– Options: Mở cửa sổ Options, thẻ Formulas

Ví dụ, khi chúng ta chọn Edit in Formula Bar, Excel sẽ đưa chúng ta đến cửa sổ khung công thức – Formula Bar– để sửa lỗi. Lúc này, cửa số Error Checking sẽ hiển thị nút Resume. Sau khi sử xong công thức, chúng ta có thể bấm nút Resume để quay lại cửa sổ Error Checking ban đầu và tiếp tục với các lỗi tiếp theo.

 

 

Tracing Error – Tìm ra ô gây ra lỗi

Trong khi xác định lỗi trong Excel. Đôi khi chúng ta gặp trường hợp là chúng ta xác định được ô bị lỗi nhưng lỗi không phải do công thức ở ô đó sai mà là do các ô khác bị sai công thức. Lúc này, Excel có một tính năng là Tracing Error để giúp chúng ta tìm ra ô gây lỗi trong Excel.

Để sử dụng tính năng này, đầu tiên, chúng ta chọn ô mà chúng ta muốn xác định nguyên nhân gây ra lỗi của ô đó.

Như ví dụ dưới đây, chúng ta chọn ô L6.

Sau đó, chúng ta vào [Ribbon] Formulas, Group Formula AuditingMũi tên bên cạnh Error CheckingTrace Error.

Lúc này, Excel sẽ di chuyển tới ô gây ra lỗi. Đồng thời vẽ lên các đường kẻ:

– Màu xanh: Kẻ từ những ô không lỗi được dùng để tính toán ô được chọn đến ô được chọn

– Màu đỏ: Kẻ từ những ô có lỗi được dùng để tính toán ô được chọn đến ô được chọn

Như vậy, chúng ta có thể xác định được những ô nào có lỗi để có thể sửa lỗi những ô đó thay vì mò mẫm từng ô.

Sau khi hoàn tất việc sửa lỗi. Để có thể chuyển về bình thường, chúng ta cần Remove các phía mũi tên đi tương tự như khi sử dụng tính năng Trace Precedents và Trace Dependants. Chúng ta vào [Ribbon] Formulas, Group Formula AuditingMũi tên bên cạnh Error CheckingRemove Arrows.

 

Nguồn: Coffee Excel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Focus Cell trong Excel – Tính năng giúp tăng khả năng điều hướng

Đã bao giờ bạn lạc trôi giữa hàng trăm dòng, hàng ngàn cột trên Excel… mà không biết mình đang ở đâu? Nếu “mất phương hướng” là cảm giác quen thuộc

Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Khái niệm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ các trợ

Xem thêm
Truy vấn lồng (Subquery) trong SQL – Bí kíp giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao

Truy vấn lồng (Subquery) là một trong những công cụ hiệu quả trong SQL, giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao hơn so với

Xem thêm
Hàm TRIMRANGE() – Hàm xóa giá trị trống “đỉnh” hơn cả TRIM.

Như bạn đã biết hàm TRIM() trong Excel giúp loại bỏ các ký tự trống (khoảng trắng). Tương tự vậy hàm TRIMRANGE() được sử dụng để xóa các giá trị trống khỏi một phạm vi

Xem thêm