1. Định nghĩa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow) là 1 trong 5 báo cáo tài chính quan trọng nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Nhìn vào báo cáo, người sử dụng báo cáo có thể thấy trong kỳ kinh doanh vừa qua, doanh nghiệp đã chi ra bao nhiêu tiền và thu vào bao nhiêu tiền cho các hoạt động mua bán của doanh nghiệp. Nếu dòng tiền của doanh nghiệp có tính thanh khoản lớn, doanh nghiệp đang khỏe mạnh có nhiều cơ hội phát triển.
2. 3 tính chất của dòng tiền
-
2.1. Tính thanh khoản
Thanh khoản là mức độ mà một tài sản cụ thể có thể được mua hoặc bán nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến sự ổn định chung của giá của nó. Nói một cách đơn giản nhất, thanh khoản đề cập đến khả năng một tài sản được chuyển đổi thành tiền mặt một cách dễ dàng. Tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt, vì nó rất ổn định và có thể dễ dàng truy cập và dễ dàng chi tiêu cho việc mua, bán, trả nợ hoặc đáp ứng mong muốn và nhu cầu ngay lập tức. Do đó, tiền mặt thường được sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản của tài sản.
-
2.2. Khả năng thanh toán
-
2.3. Khả năng chuyển đổi
Các khoản tương đương tiền như tiền dưới dạng tiền gửi ngân hàng, đầu tư ngắn hạn, thấu chi… có kỳ hạn ngắn hạn (dưới ba tháng) có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt rất dễ dàng trên thị trường. Đó chính là khả năng chuyển đổi mà dòng tiền đem lại cho doanh nghiệp.
3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đó là: trực tiếp và gián tiếp.
-
3.1. Lập báo cáo theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp, bạn sẽ đi chi tiết theo từng giao dịch phát sinh bằng tiền của doanh nghiệp. Về bố cục của báo cáo như đã được học trên giảng đường, bạn sẽ tính toán dòng tiền thuần cuối kỳ của từng hoạt động trong doanh nghiệp, sau đó cộng các giá trị đó vào với nhau. Khi sử dụng phương pháp này, bất cứ giao dịch bằng tiền nào đều cũng phải được ghi nhận, cho dù đó là khoản tiền mua văn phòng phẩm có giá trị rất nhỏ. Hơn nữa, báo cáo sử dụng phương pháp này có tính chất liệt kê các khoản mục phát sinh trong kỳ mà không có sự so sánh với kỳ trước. Điều này gây ra khó khăn cho người sử dụng.
-
3.2. Lập báo cáo theo phương pháp gián tiếp
Phương pháp thứ hai là phương pháp lập báo cáo gián tiếp. Báo cáo được lập dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Xuất phát điểm của phương pháp này là từ lợi nhuận kế toán trước thuế trong hoạt động kinh doanh, sau đó sẽ có những điều chỉnh liên quan đến hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, cuối cùng sẽ ra được dòng tiền thuần của doanh nghiệp.
Phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả khi có thể lập vào cuối năm. Cách thực hiện là sử dụng các số liệu cuối kỳ trước và cuối kỳ này và không cần một kế toán viên chuyên theo dõi dòng tiền. Điều này tiết kiệm cả thời gian, tiền bạc và công sức của doanh nghiệp. Không những thế, việc sử dụng số liệu kỳ trước còn giúp cho người sử dụng báo cáo có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Do số tiền thuần cuối kỳ là duy nhất nên mặc dù có sử dụng cả hai phương pháp thì cuối cùng bạn đều nhận được những con số giống nhau.
4. Ý nghĩa và vai trò với người dùng báo cáo tài chính
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngày càng được nhiều người quan tâm hơn bên cạnh hai loại báo cáo thông thường: báo cáo kết quả kinh doanh (Statement of profit or lost) và bảng cân đối kế toán (Balance sheet). Lý do là vì báo cáo kết quả kinh doanh không phải là chỉ tiêu duy nhất do lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và không thể cung cấp bức tranh toàn cảnh nhất về hoạt động doanh nghiệp. Chính vì thế, người sử dụng báo cáo hoàn toàn có thể bị hiểu nhầm nếu chỉ dựa trên những con số trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán mà không quan tâm đến dòng tiền của doanh nghiệp.
Các trường hợp đơn giản thể hiện vai trò của dòng tiền:
- Các cổ đông nhìn thấy chỉ số doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ vừa rồi rất cao. Tuy nhiên vấn đề họ quan tâm là cổ tức bằng tiền lại phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đang có sẵn tiền trong ngân hàng của mình hay không.
- Các chủ nợ của doanh nghiệp không thể chỉ nhìn chỉ số doanh thu mà tính toán được số tiền có thể thu hồi được. Điều này dựa vào việc doanh nghiệp đang có bao nhiêu tiền trong két hay ngân hàng.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể gian lận bằng cách thay đổi số liệu lợi nhuận kế toán trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang có rất nhiều tiền “sạch” trong két, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, ít nhất trong việc đầu tư, mua bán hàng hóa và chi trả các khoản nợ.
Xem thêm
Dòng tiền gắn liền với từng chu kỳ phát triển của doanh nghiệp
3 nguyên tắc vàng để quản lý dòng tiền hiệu quả