Kỳ thi ACCA cuối cùng trong năm nay đang sắp sửa cận kề vào tháng 12 tới đây. Nhằm hỗ trợ cho các bạn học viên có được sự chuẩn bị tốt nhất và đạt được kết quả như mong đợi, UniTrain sẽ cung cấp cho các bạn những tips hữu ích liên quan tới các dạng câu hỏi trong bài thi và những lưu ý cần thiết để tránh mắc phải những lỗi sai không đáng có trong quá trình làm bài nhé!

1. Câu hỏi đánh giá khách quan – Objective Test questions (OT questions)

OT questionlà dạng câu hỏi ngắn, đơn giản, được chấm điểm tự động và trị giá 2 điểm mỗi câu. Thí sinh phải trả lời chính xác toàn bộ câu hỏi để có được trọn điểm, không tính theo điểm thành phần.

Dưới đây là các dạng câu hỏi trắc nghiệm và ví dụ cho từng loại câu:

a. Multiple choice – Câu hỏi trắc nghiệm chọn 1 đáp án

Thí sinh cần chọn 1 đáp án đúng trong các đáp án đã cho.

Ví dụ:

multiple choice

b. Multiple Response – Câu hỏi trắc nghiệm chọn nhiều hơn 1 đáp án

Thí sinh cần chọn nhiều hơn 1 đáp án trong các đáp án đã cho (câu hỏi sẽ nêu rõ thí sinh cần chọn bao nhiêu đáp án đúng).

Chú ý: hệ thống thi sẽ không hạn chế số đáp án bạn lựa chọn và trạng thái câu hỏi trong màn hình Navigator và Item review sẽ vẫn báo là hoàn thành kể cả khi bạn không chọn đủ số đáp án theo yêu cầu câu hỏi.

Ví dụ:

multiple response

c. Fill in the blank – Điền vào chỗ trống

Dạng câu hỏi này yêu cầu thí sinh đánh câu trả lời của mình vào trong hộp (thường là dạng số nhưng cũng có thể là chữ). Đơn vị đo lường (nếu có) sẽ được đặt bên ngoài hộp và nếu có các yêu cầu về làm tròn số cũng sẽ được nêu rõ.

Các quy định về điền số vào ô trống như sau:

  • Là dạng số
  • Sử dụng dấu chấm (.) để ngăn cách hàng thập phân.
  • Sử dụng dấu trừ (-) vào trước con số để biểu thị số âm.
  • Các ký tự khác, kể cả dấu phẩy sẽ không được chấp nhận.
  • Ví dụ: -10234.35

Ví dụ:

fill in the blank

d. Drag and drop – Kéo và thả

Thí sinh kéo một câu trả lời và thả vào đúng chỗ để hoàn thành dạng câu hỏi này. Một số câu có thể yêu cầu ghép nhiều hơn một câu trả lời vào một hoặc nhiều khu vực tương ứng.

Ví dụ:

drag and drop

e. Drop down list – Chọn từ hộp danh sách

Câu hỏi này yêu cầu thí sinh chọn một đáp án từ trong hộp danh sách kéo xuống.

Một số câu hỏi có thể bao gồm nhiều hơn một hộp danh sách và yêu cầu lựa chọn đáp án cho mỗi hộp.

Ví dụ:

drop down list

f. Hot spot

Thí sinh sẽ phải chọn một điểm trên đồ thị để thể hiện câu trả lời. Khi con trỏ lướt đến phần hình ảnh, nó sẽ thể hiện dấu ‘X’. Để trả lời, thí sinh đặt dấu ‘X’ vào một điểm thích hợp trên đồ thị cho đến khi điểm X chạm vào đường thể hiện đáp án mà thí sinh muốn chọn.

Ví dụ:

hot spot

g. Hot Area

Thí sinh được yêu cầu chọn một hoặc nhiều khu vực trong hình ảnh đã cho. Đối với câu này thí sinh cần đọc kỹ vì màn hình Navigator và Item review sẽ vẫn báo trạng thái hoàn thành kể cả khi thí sinh chưa hoàn thành hết câu hỏi.

Ví dụ:

hot area

2. Câu hỏi đánh giá khách quan dạng tình huống – OT Case Questions

Mỗi tình huống đánh giá khách quan bao gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm dạng OT questions xoay quanh một tình huống đơn lẻ. Các câu hỏi trong mỗi tình huống này có thể là bất kỳ dạng câu nào đã trình bày ở phần 1 và cũng được chấm điểm tự động.

Mỗi tình huống có 10 điểm (bao gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 2 điểm và không có điểm từng phần, nghĩa là thí sinh hoặc sẽ được 2 điểm hoặc không được điểm nào). Các câu hỏi trắc nghiệm trong một câu hỏi tình huống không phụ thuộc lẫn nhau nên nếu thí sinh trả lời sai câu hỏi đầu tiên thì vẫn không ảnh hưởng đến kết quả của 4 câu còn lại.

Phần đề bài của câu hỏi trắc nghiệm tình huống vẫn luôn hiện trên màn hình trong quá trình thí sinh trả lời từng câu hỏi nên thí sinh có thể xem đề bài bất cứ lúc nào.

Ví dụ về câu hỏi trắc nghiệm dạng tình huống:

OT case question

3. Constructed response questions – Câu hỏi dài

Trong phần này, thí sinh sẽ phải trả lời câu hỏi bằng cách trình bày trên word (word processing) hoặc bảng tính (spreadsheets tương tự như Excel) hoặc theo các mẫu định dạng trước.

Phần trình bày này của thí sinh sẽ được chấm điểm bởi các chuyên gia trong đó tất cả các diễn giải và công thức tính toán trong bài thi của thí sinh cũng được xem xét và đánh giá cho điểm. Điều đó có nghĩa là, nếu thí sinh sử dụng bất kỳ công thức nào trong các câu hỏi dạng tính toán trên bảng tính thì người chấm thi sẽ nhìn được cả công thức tính chứ không chỉ là đáp án cuối cùng, như vậy họ sẽ hiểu được làm thế nào để thí sinh có thể tính ra được đáp án.

Ví dụ về câu hỏi dài với phần trả lời trên bảng tính:

 

constructed response question

 

Ví dụ về câu hỏi dài với phần trả lời trên mẫu bảng tính định dạng trước:

 

constructed response question

 

Ví dụ về câu hỏi dài với phần trả lời trên Word:

 

constructed response question

 

Ví dụ về câu hỏi dài với phần trả lời trên Word định dạng trước:

 

constructed response question

 

UniTrain hy vọng với những tips hữu ích trên, các bạn sẽ có được hình dung cụ thể và từ đó xây dựng phương pháp ôn tập hiệu quả nhất để gặt hái kết quả thật tốt trong kỳ thi này, mở rộng cánh cửa đến với những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời hơn trong tương lai!

UniTrain tổng hợp


Bí quyết thi đậu ACCA vào phút chót & tài liệu ôn thi

Khóa học ACCA FR (F7) – Lập báo cáo tài chính

Khóa học ACCA AA (F8) – Kiểm toán

 

 

Leave us a Reply