Là sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm trong việc trình bày CV một cách chuyên nghiệp, bạn có tự tin CV của mình nổi bật và thu hút nhà tuyển dụng giữa hàng nghìn CV xuất sắc khác, đặc biệt trong đợt tuyển dụng của Big4 hàng năm?
Chưa từng ứng tuyển tại các công ty đa quốc gia hay các công ty có quy mô lớn tương tự, ban có giữ được bình tĩnh và bản lĩnh khi được phỏng vấn bởi các nhân vật tầm cỡ tại các Big? Giả sử trong buổi phỏng vấn, nếu được hỏi về công việc của một thực tập sinh tại Big4, bạn đã có câu trả lời cho mình chưa hay sẽ lúng túng và để mất điểm trước nhà tuyển dụng?
Nếu bạn không sợ hãi chùn bước, luôn muốn thử thách bản thân và khao khát thực tập tại Big 4, hãy trang bị cho mình sự tự tin khi phỏng vấn và chuẩn bị một CV hoàn hảo ngay từ bây giờ.
Vượt qua vòng CV
Khi apply vào Big 4, bạn có thể chuẩn bị CV theo hai dạng: tự thiết kế hoặc theo form của nhà tuyển dụng. Đương nhiên, nếu CV của bạn được làm một cách qua loa dựa theo form mẫu của nhà tuyển dụng thì chính bạn đang tự nhấn chìm mình giữa đám đông. Vì vậy, hãy bỏ thời gian, làm CV một cách nghiêm túc.
Điều cốt lõi để vượt qua vòng này, bạn cần có một CV với nội dung thật ấn tượng. GPA cao là lợi thế nhưng điều này không có nghĩa là những bạn tổng kết chưa đến 8.0 là không có cơ hội. Nếu điểm số không cao, bạn phải làm nổi bật những điểm mạnh khác như kinh nghiệm làm việc thực tế, bằng cấp chứng chỉ khác kèm theo. Ở lĩnh vực kế toán kiểm toán, Big 4 đặc biệt coi trọng chứng chỉ ACCA do hiệp hội kế toán công chứng vương quốc Anh cấp.
Lời khuyên cho các bạn:
• Chuẩn bị CV thật kỹ lưỡng, nhưng ngắn gọn: khoảng 1-2 trang A4, font chữ 12. CV cần nêu bật được những điểm mạnh của mình, những thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá trình học tập, trong quá trình công tác (nếu có).
• Một số kỹ năng nhà tuyển dụng quan tâm: Khả năng làm việc nhóm tốt, khả năng làm việc chăm chỉ dưới cường độ cao, suy nghĩ tích cực hướng đến đóng góp một tập thể mạnh.
• Khi gửi CV, bạn nên chuẩn bị một thư xin việc nếu mong muốn và “khát vọng” được làm việc cho Big4, bày tỏ sự tự hào của mình nếu trở thành nhân viên của Big4.
Vòng Final Interview
Đây được xem là vòng khó nhất trong quy trình tuyển dụng tại Big4. Các thí sinh sẽ được phỏng vấn từ 10 đến 30 phút bởi Manager hoặc cấp cao hơn của các công ty. Các câu hỏi thường xoay quanh CV, dự định nghề nghiệp trong tương lai,… Những bí quyết các bạn sinh viên cần ghi nhớ để vượt qua vòng này là:
• Không nên quá khuếch trương về bản thân lúc viết CV, vì tất cả sẽ thể hiện trong buổi phỏng vấn cá nhân.
• Nếu bạn có điểm yếu về một kĩ năng hoặc vấn đề chuyên môn nào đó, hãy khéo léo dẫn dắt cuộc nói chuyện theo ý mình.
• Là chính mình: Đừng cố gắng nói dối hay tạo ra một câu chuyện không có thật về bản thân mình, bởi vì áp lực của các câu hỏi liên tiếp sau đó có thể sẽ tố cáo sự không chân thật đó.
• Tiếng Anh tốt là một lợi thế: Hầu hết công việc trong Big 4 được xử lý bằng tiếng. Tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ đánh giá các bạn qua khả năng sử dụng ngôn ngữ hơn là việc phải nói tiếng Anh như gió hay viết chuẩn ngữ pháp 100%. Nếu tiếng Anh học thuật của bạn không quá xuất sắc nhưng tự tin sử dụng nó như một công cụ giao tiếp sẽ được đánh giá tốt.
Một số tips nhỏ khác cho các bạn:
– Các cuộc phỏng vấn tại Big4 có hỏi đến kiến thức chuyên ngành. Ở KPMG và PwC, trong phần này họ quan tâm nhiều đến phản ứng của bạn trước một vấn đề tài chính xảy ra. Vì vậy, họ không đòi hỏi bạn trả lời như một kế toán viên có kinh nghiệm mà mong muốn nhìn thấy tiềm năng, sự tự tin của bạn.
– Khi đi phỏng vấn, đức tính quan trọng mà các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao là trung thực. Giả sử khi được hỏi về một chuẩn mực kế toán quốc tế mà bạn không biết, đừng cố gắng trả lời vòng vo mà hãy trả lời trung thực là bạn không biết. Đôi khi, nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi mà họ biết chắc chắn là bạn sẽ không biết vì họ chỉ đang kiểm tra độ trung thực và việc bạn có dám nhận trách nhiệm không mà thôi.
Xem thêm:
Khóa học Kỹ năng chuẩn bị CV và phỏng vấn
Leave us a Reply