1. Lý thuyết quản lý khoa học
Kỹ sư cơ khí người Mỹ, Frederick Taylor là người tiên phong kiến tạo nên học thuyết này. Ông và các đồng sự nhấn mạnh rằng việc thúc ép công nhân làm việc không phải là cách tốt nhất để đạt được kết quả như mong đợi. Thay vào đó, Taylor đề xuất ý tưởng đơn giản hóa các quy trình nhằm tăng hiệu quả làm việc.
2. Lý thuyết quản lý hệ thống
Thuyết này cho rằng doanh nghiệp cũng như cơ thể người, gồm những bộ phận nhỏ lẻ làm việc nhịp nhàng với nhau để toàn bộ hệ thống được vận hành trơn tru. Vì vậy, doanh nghiệp muốn thành công phải dựa vào những yếu tố như: sự phụ thuộc, sự tác động qua lại và sự cộng hưởng của các bộ phận với nhau. Ý tưởng chủ đạo của lý thuyết này là sự phối hợp tập thể, gắn kết chứ không phải hoạt động rời rạc, đơn lẻ.
3. Lý thuyết quản lý theo tình huống
Nền tảng của lý thuyết này là không có đường lối quản trị nào phù hợp với mọi tổ chức. Có những yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách quản trị. Lý thuyết này xác định ba yếu tố có thể ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, bao gồm: quy mô tổ chức, công nghệ được sử dụng và lề lối quản lý.
Fred Fielder là cha đẻ của lý thuyết này và ông cho rằng nhà lãnh đạo cần phải đủ linh hoạt để thích nghi trong môi trường ngày một thay đổi. Thuyết này có thể được tóm gọn lại như sau:
– Không có kĩ thuật cụ thể nào để quản lý tổ chức.
– Người lãnh đạo phải nhanh chóng xác định phương thức quản lý cụ thể cho một tình huống nhất định nào đó.
– Thành tố chính của thuyết này là LPC – Least – Preferred Co-Worker Scale (thước đo sự ưu thích của nhân viên). LCP được dùng nhằm đánh giá xem nhà quản lý có định hướng tốt như thế nào.
4. Lý thuyết X và Lý thuyết Y
Doughlas Mc Gregor đã phát triển lý thuyết quản trị về tác phong. Ông cho rằng các nhà lãnh đạo trước đây đã tiến hành cách thức quản trị trên những giả thuyết sai lầm về tác phong con người. Những giả thuyết đó cho rằng phần đông mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm và hầu hết làm việc vì lợi ích vật chất. Vì vậy các nhà quản trị đã xây dựng những bộ máy tổ chức với quyền hành tập trung, đồng thời đặt ra nhiều quy tắc thủ tục cùng với hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ. Gregor gọi những giả thuyết đó là X và đề nghị một lọat giả thuyết khác mà ông gọi là giả thuyết Y. Thuyết Y cho rằng con người sẽ thích thú với công việc nếu có được những thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức. Mc Gregor cho rằng, thay vì nhấn mạnh đến cơ chế kiểm tra thì nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động.
—————-
Xem thêm