Ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

Giảm đến 25% khi đăng ký Combo khóa học Excel,
Business Intelligence và Data Analysis for Business

Tra cứu thông tin với hàm VLOOKUP, INDEX, và MATCH trong Excel 

Khi làm việc với Excel, việc tra cứu thông tin là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để xử lý và phân tích dữ liệu. Các hàm VLOOKUP, INDEX, và MATCH là các hàm thường được dùng để giúp tra cứu một cách hiệu quả. Bài viết sau đây, UniTrain sẽ giúp bạn hiểu rõ cách sử dụng các hàm này trong Excel một cách hiệu quả nhất.  

Hàm VLOOKUP 

Hàm VLOOKUP (Vertical Lookup) được sử dụng để tra cứu một giá trị trong cột đầu tiên của một bảng và trả về một giá trị trong cùng hàng từ một cột khác trong bảng đó. Cú pháp của hàm VLOOKUP như sau: 

Hình 1Giải thích các tham số: 

lookup_value: Giá trị cần tra cứu. 

table_array: Bảng dữ liệu chứa giá trị cần tra cứu. 

col_index_num: Số thứ tự của cột trong table_array chứa giá trị trả về. 

range_lookup: Giá trị logic xác định tra cứu chính xác hay tương đối (TRUE hoặc FALSE). 

Ví dụ:

Giả sử bạn có một bảng dữ liệu về sản phẩm và bạn muốn tra cứu giá của một sản phẩm dựa trên mã sản phẩm. 

Sản phẩm  Giá 
Apple  2.5 
Banana  1.2 
Orange  3.0 

Công thức VLOOKUP:  

=VLOOKUP(“Apple”, A2:B4, 2, FALSE) 

Hàm này sẽ tìm kiếm mã sản phẩm “Apple” trong cột đầu tiên của bảng từ A2 đến B4 và trả về giá trị từ cột thứ 2 của bảng đó. 

Hàm INDEX 

Hàm INDEX trả về giá trị của một ô trong bảng hoặc một mảng dựa trên các chỉ số hàng và cột. Cú pháp của hàm INDEX như sau: 

Dạng tham chiếu 

Hình 2Giải thích các tham số: 

array: Phạm vi hoặc mảng chứa dữ liệu. 

row_num: Số thứ tự của hàng. 

[column_num]: Số thứ tự của cột. 

Dạng mảng 

Hình 3Ví dụ: Dựa vào thông tin dữ liệu bảng trên 

Công thức INDEX trả về giá trị Banana: 

=INDEX(A2:A4, 2) 

Hàm MATCH 

Hàm MATCH tìm kiếm một giá trị trong phạm vi của một mảng và trả về vị trí tương đối của giá trị đó. Cú pháp của hàm MATCH như sau: 

Hình 4Giải thích các tham số: 

lookup_value: Giá trị cần tìm kiếm. 

lookup_array: Phạm vi chứa giá trị cần tìm kiếm. 

match_type: Tùy chọn. 1, 0 hoặc -1 để chỉ định kiểu khớp (lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng, chính xác, hoặc nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng). 

Ví dụ: Dựa vào thông tin dữ liệu bảng trên 

Để tìm vị trí của sản phẩm “Orange” trong danh sách, công thức MATCH sẽ là: 

=MATCH(“Orange”, A2:A4, 0) 

Kết hợp hàm INDEX và MATCH 

Khi kết hợp, hàm MATCH sẽ tìm vị trí của giá trị trong bảng, và hàm INDEX sẽ sử dụng vị trí này để trả về giá trị mong muốn. Hàm INDEX và MATCH kết hợp với nhau để thực hiện tra cứu phức tạp hơn so với hàm VLOOKUP. Cú pháp kết hợp: 

Hình 5Ví dụ: Dựa vào thông tin dữ liệu bảng trên 

Để tìm giá của sản phẩm “Banana” bằng cách kết hợp hàm INDEX và MATCH, công thức sẽ là: 

=INDEX(B2:B4, MATCH(“Banana”, A2:A4, 0)) 

Kết luận 

Việc sử dụng các hàm VLOOKUP, INDEX và MATCH trong Excel giúp bạn tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Tùy thuộc vào tình huống cụ thể, bạn có thể lựa chọn hàm phù hợp để tối ưu hóa công việc của mình. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và cần thiết để áp dụng các hàm tra cứu trong Excel một cách hiệu quả. 

Xem thêm: 

Combo Khóa Học Excel For Professionals 

Những lỗi thường gặp khi dùng Conditional Formatting trong Excel 

Cách tạo Pivot Chart trong Microsoft Excel 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ?

Bài viết liên quan
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm
SQL được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Ứng dụng SQL ra mắt từ những năm 1970 đến nay đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng quản lý

Xem thêm