Kế toán đã làm thay đổi thế giới, từ Cách mạng Pháp đến cuộc nổi dậy của đế chế La Mã.
Hoàng đế La Mã Augustus là nhà lãnh đạo đầu tiên công bố các tài khoản, trong khi George Washington đã im lặng trước những chỉ trích sau khi ông công bố hồ sơ chi tiêu cá nhân của mình trước công chúng.
Lịch sử đưa ra nhiều minh chứng về những người hiểu kế toán và sử dụng nó để định hình lại các quốc gia, các khu vực tài chính và những thị trường rộng lớn hơn.
1. Người La Mã mở sổ sách kế toán
Người La Mã đã lưu giữ hồ sơ chi tiết về các hoạt động của họ và bắt đầu công bố các tài khoản để chỉ ra số tiền chi tiêu đã đi đâu.
Hoàng đế đầu tiên, Augustus, thiết lập các sổ sách tài khoản của đế quốc và thiết lập việc công bố dữ liệu từ sổ sách.
Augustus đã sử dụng tài khoản của để tuyên truyền và công khai chi tiêu cá nhân của ông. Đồng thời, các hệ thống tài khoản cho phép ông lập kế hoạch dự án và suy nghĩ về việc quản lý đế chế như thế nào.
Trong cuốn sách The Reckoning, nhà sử gia người Mỹ Jacob Soll cho rằng việc Augustus chú trọng đến tài khoản đã giúp cho Rome phát triển. Cuốn sách của Soll trải qua 700 năm với biết bao độc giả, cho thấy kế toán là trung tâm để xây dựng kinh doanh, các tiểu bang và đế chế.
2. Gia tộc Medici sử dụng kế toán kép để giành được lòng trung thành của khách hàng
Vào thế kỷ XV, gia tộc Medicis đã góp phần phát triển thành phố Florence – một trong những thành phố lớn của nước Ý thông qua kế toán kép để theo dõi các giao dịch phức tạp di chuyển trong các tài khoản.
Điều này cho phép Ngân hàng Medicis mở rộng các hoạt động ngân hàng truyền thống trong thời gian đó. Ngân hàng thành lập chi nhánh, cung cấp các cơ hội đầu tư cũng như tạo điều kiện chuyển tiền trên khắp châu Âu được dễ dàng thông qua các phiếu trao đổi (exchange notes) có thể mua ở một quốc gia hay ở nơi khác.
Tài chính của gia tộc Medicis cho phép họ thống trị trong thời đại của họ và khiến Florence là trung tâm của thế giới về thương mại và giáo dục trong thời kỳ Phục Hưng.
3. Kế toán xây dựng lòng tin ở Hà Lan
Vào đầu thế kỷ XVI, Hà Lan là quốc gia giàu nhất châu Âu của đế quốc Tây Ban Nha và khi ngành kinh doanh phát triển, kế toán trở thành yếu tố trung tâm của nền giáo dục Hà Lan.
Sự tin tưởng mạnh mẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân có được nhờ quản lý tài chính tốt. Điều đó đã cho người Hà Lan niềm tin để chấp nhận những rủi ro tài chính khổng lồ, đầu tư vào cổ phiếu và tàu buôn giao dịch khắp thế giới.
4. Kiến thức kế toán cứu nước Anh
Sir Robert Walpole, được xem là thủ tướng đầu tiên của quốc gia, là một kế toán xuất sắc và sử dụng các kiến thức kế toán để giúp các thị trường tài chính thoát khỏi khủng hoảng khi chương trình South Sea Company sụp đổ vào những năm 1720.
Vào thời điểm niềm tin của công chúng sụt giảm và nhiều cá nhân và doanh nghiệp phải đối mặt với sự tàn phá nghiệm trọng. Walpole (là chủ nhân đầu tiên của Kho bạc) đã thương lượng một khoản cứu trợ liên quan đến Ngân hàng Anh.
Ngược lại, sự sụp đổ tương tự đã xảy ra ở Pháp trong cùng năm đó, nhưng Chính phủ Pháp hạn chế những hiểu biết về tài chính và phải vay mượn ở mức không bền vững. Điều này làm đánh mất niềm tin của công chúng và làm cho nền kinh tế Pháp tụt dốc trong suốt thế kỷ 18.
5. Josiah Wedgwood phát triển các lý thuyết kế toán chi phí
Công nghiệp hoá trong những năm 1700 đã cho phép các nhà sản xuất tạo ra một loại hàng hoá và số lượng lớn, nhưng họ không nắm rõ chi phí sản xuất. Nhà hoạt động công nghiệp và chống chiến tranh nô lệ Josiah Wedgwood đã phát triển các lý thuyết kế toán chi phí và lý thuyết kế toán về giá cả và chi phí.
Nhờ những hiểu biết của Wedgwood mà công ty mỹ phẩm của Daniel Drake vượt qua cuộc suy thoái ở châu Âu năm 1772.
Sau này, cháu trai của ông, Charles Darwin giữ sổ sách chi tiết và là nhà đầu tư thành công. Darwin cũng tìm thấy mối liên hệ giữa danh sách loài thể hiện quá trình tiến hóa và thế giới cân bằng trong kế toán.
6. Tự do, bình đẳng, kế toán
Pháp đã có những khoản nợ khổng lồ vào những năm 1770, khi vua Louis XVI bổ nhiệm Jacques Necker, chủ ngân hàng Thụy Sĩ để điều hành tài chính của quốc gia.
Năm 1781, Necker xuất bản tài khoản về tài chính của vua, mà trước đây đã được giữ bí mật.
Trong bài báo của Jadon B. Smith về cuộc khủng hoảng tài chính Pháp, ông nhận định nhà vua đã cho các anh em của mình nhiều tiền gấp 5 lần so với chi tiêu cho việc bảo toàn vốn và gấp 10 lần số tiền viện trợ cho các bệnh viện.
Necker sau đó bị sa thải, nhưng cuộc tranh luận về tài chính công và trách nhiệm giải trình vẫn tiếp tục diễn ra, đẩy Pháp tiến tới cuộc cách mạng năm 1789.
7. George Washington công bố tài khoản của mình
Tranh cãi xung quanh tài chính cá nhân của các tổng thống Mỹ không phải là mới. George Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, đã công bố tài khoản cá nhân của mình khi những kẻ thù cáo buộc ông ta lợi dụng cuộc chiến tranh giành độc lập.
Washington đã giữ các tài khoản chi tiết cho thấy ông thích những thứ tốt đẹp hơn của cuộc sống: rượu Madeira, quần áo sang trọng và thức ăn đắt tiền.
Công bố các tài khoản là một hành động mạo hiểm cho thấy Washington đã chi tiêu nhiều hơn cho các bữa tiệc so với các tướng của anh ta kiếm được trong một tháng, nhưng người khôn ngoan như Washington đã phản đối những lời chỉ trích bằng cách từ chối nhận lương tổng tư lệnh quân đội.
Sáu năm sau, ông được bầu làm tổng thống. Ông đã thiết lập các thủ tục hành pháp và hành chính của chính phủ mới và đến giờ vẫn được coi là một trong những nhà cầm quyền có tố chất lãnh đạo.
Xem thêm
Từ vụ Wirecard, nhìn lại những bê bối kế toán rúng động và hệ lụy tới hãng kiểm toán
Tại sao chúng ta nên học IFRS ngay từ bây giờ?
Vai trò của kế toán trong chiến lược dữ liệu lớn của các doanh nghiệp Việt Nam