Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 có gì mới?

Bộ Luật Lao Động sửa đổi gồm 17 chương, 220 điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Dưới đây là những điểm mới đáng chú ý nhất của Bộ luật này.

1. Người lao động được nghỉ thêm 1 ngày và được hưởng nguyên lương vào dịp Lễ 02/09. Bổ sung thêm 1 số trường hợp được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương của người lao động.

2. Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần phải tuân thủ lý do đơn phương mà chỉ cần tuân thủ thời gian báo trước theo loại hợp đồng lao động.

3. Hợp đồng lao động có thể giao kết thông qua phương tiện điện tử và có giá trị như việc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản.

4. Quy định linh hoạt hơn quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động sau khi tiến hành thủ tục hòa giải, không quy định sự can thiệp, giải quyết hành chính của nhà nước đối với giải quyết tranh chấp lao động.

5. Lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng khi hết hạn hợp đồng lao động thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

6. Mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng Bộ Luật Lao Động đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

7. Mở rộng thêm 1 số trường hợp NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

8. Được giao kết hợp đồng lao động xác định kì hạn nhiều lần đối với người lao động nước ngoài và người lao động cao tuổi.

9. Bổ sung quy định trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận.

10. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp, tiền lương được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên. Doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

11. Quy định linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp quận/huyện.

12. Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình: Nam 62 tuổi, Nữ 60 tuổi.

13. Quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động.

14. Quy định về giải quyết tranh chấp lao động linh hoạt hơn tạo thuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Bộ luật số: 45/2019/QH14
Ban hành: ngày 20 tháng 11 năm 2019
Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu luật thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
Download Bộ luật Lao động sửa đổi:
[cs_button cs_button_size=”btn-lg” cs_button_title=”Download” cs_button_link=”https://unifinance-my.sharepoint.com/:w:/g/personal/share_financematerials_com/Edeu7OfLTRhHlAprIRlQsCoBuQMX_YgdBGRkbnDZUP5uBg?e=5q68YZ&fbclid=IwAR2_Gp50jl7jdBr5n1adxbliN68eUd9yiJsFT3w5C3Vva8lzo3z5R7tKSfk” cs_button_border=”yes” cs_border_cs_button_color=”#dd3333″ cs_button_bg_color=”#dd3333″ =”null” cs_button_icon_position=”left” cs_button_type=”rounded” cs_button_target=”_self”]
Xem thêm

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Focus Cell trong Excel – Tính năng giúp tăng khả năng điều hướng

Đã bao giờ bạn lạc trôi giữa hàng trăm dòng, hàng ngàn cột trên Excel… mà không biết mình đang ở đâu? Nếu “mất phương hướng” là cảm giác quen thuộc

Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Khái niệm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ các trợ

Xem thêm
Truy vấn lồng (Subquery) trong SQL – Bí kíp giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao

Truy vấn lồng (Subquery) là một trong những công cụ hiệu quả trong SQL, giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao hơn so với

Xem thêm
Hàm TRIMRANGE() – Hàm xóa giá trị trống “đỉnh” hơn cả TRIM.

Như bạn đã biết hàm TRIM() trong Excel giúp loại bỏ các ký tự trống (khoảng trắng). Tương tự vậy hàm TRIMRANGE() được sử dụng để xóa các giá trị trống khỏi một phạm vi

Xem thêm