Tại sao nhân sự doanh nghiệp cần học Business Intelligence

Theo dòng xu hướng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đa lĩnh vực được thành lập nên… Kéo theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu cũng tăng theo…

Điều này nghiễm nhiên sẽ tạo ra 1 câu hỏi lớn, gây nhức nhối cho các doanh nghiệp:

“Làm thế nào để các doanh nghiệp còn non trẻ có thể cạnh tranh với các ông lớn?”

Hay…

“Làm thế nào để các ông lớn vẫn giữ vững vị thế, trước những thợ săn mới trưởng?”

Kỳ thực, 2 câu hỏi này đều có chung 1 câu trả lời… Các doanh nghiệp cần phải tạo ra sản phẩm, nhắm đúng đối tượng mục tiêu, đưa ra những quyết định đúng đắn…

Thế nhưng, làm thế nào để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên? Theo nhiều chuyên gia, dựa vào phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định, chính xác hơn 80% so với dựa trên “cảm tính”…

Điều này cũng có nghĩa, các nhân sự doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ để thực hiện Business Intelligence cho doanh nghiệp của mình.

Trong bài viết này, UniTrain sẽ làm rõ những yếu tố giúp Business Intelligence (BI) chiếm vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Business Intelligence quan trọng với doanh nghiệp như thế nào?

1. Nhờ Business Intelligence, nắm rõ thông tin chi tiết khách hàng

Với sự hiệu quả của BI, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình bằng cách phân tích các mô hình mua hàng của họ và tạo hồ sơ người dùng. Điều này giúp họ tạo ra những sản phẩm và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Một ví dụ mà doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của BI là phân khúc khách hàng. Dựa trên loại sản phẩm mà khách hàng mua, thời điểm họ mua và mức độ thường xuyên mua, khách hàng có thể được phân loại thành các phân khúc khác nhau.

Các phân đoạn này được sử dụng để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tổng thể tốt hơn thông qua các ưu đãi sản phẩm, được thiết kế riêng hoặc lời nhắc tùy chỉnh và nhiều hơn thế nữa. Điều này tạo ra tình huống đôi bên cùng có lợi, vì cả khách hàng và doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ đó.

2. Nhận dữ liệu hữu ích

Điều quan trọng nhất khi đưa ra bất kỳ quyết định kinh doanh nào, là có đủ dữ liệu để hỗ trợ quyết định. Với báo cáo truyền thống, không dễ dàng và thuận tiện để có được thông tin chi tiết, dưới dạng một thông tin kinh doanh.

Thông tin chi tiết hữu ích là những chỉ số thực sự cho phép bạn thực hiện bất kỳ hành động nào, thay vì chỉ là một con số “vui mắt”. Một ví dụ về chỉ số có thể hành động là % khách hàng từ bỏ giỏ hàng của họ thay vì chỉ số về số lượng giao dịch.

Số liệu này cung cấp cho doanh nghiệp ý tưởng về nơi khách hàng bỏ qua và cho phép doanh nghiệp thực hiện hành động cần thiết để thử và giảm tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng.

3. Marketing tốt hơn

Hệ thống Business Intelligence cho phép Bộ phận Marketing của công ty tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn, mang lại Lợi tức đầu tư (ROI) tốt hơn, bằng cách cung cấp cho họ một cách thuận tiện để truy cập dữ liệu liên quan đến các chiến dịch hiện tại và trong quá khứ.

Nó cũng cung cấp các số liệu chính như chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC), giá mỗi khách hàng tiềm năng (CPL), tỷ lệ nhấp của chiến dịch (CTR) và nhiều số liệu quan trọng khác cần thiết cho một chiến dịch Marketing thành công.

Nhân sự doanh nghiệp ứng dụng Business Intelligence như thế nào?

Về cơ bản, nhân sự ở lĩnh vực khác nhau sẽ ứng dụng Business Intelligence theo những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, về quy trình thực hiện BI thì khá giống nhau. Một số tác vụ mà nhân sự doanh nghiệp thường sử dụng Business Intelligence là:

Nhập và chuyển đổi dữ liệu

Các nhân sự sẽ thực hiện nhập dữ liệu từ nhiều nguồn, sau đó chuyển đổi chúng thành dạng dữ liệu có ích và lưu trữ trong kho dữ liệu của công ty.

Nghiên cứu xu hướng

Sử dụng tự động hóa để phân tích dữ liệu nhanh chóng, giúp khám phá ra những thông tin kinh doanh quan trọng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các công cụ BI còn có các tính năng thống kê, mô tả và dự đoán các xu hướng, đưa ra các đề xuất…

Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)

Các nhân sự doanh nghiệp có thể thực hiện trực quan hóa dữ liệu để tạo nên những báo cáo, với hình ảnh sinh động, dễ hiểu, thống kê được toàn bộ dữ liệu muốn truyền tải cho khách hàng.

Tại sao nhân sự doanh nghiệp cần học Business Intelligence
Sản phẩm trực quan hóa trong Power BI của học viên tại UniTrain

Kết lại

Trong thời đại số, việc triển khai Business Intelligence là điều rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp.

Cũng vì thế, nhu cầu tuyển dụng đối với các nhân sự, có thể giúp công ty thực hiện đầu việc này cũng sẽ tăng cao.

Do đó, các nhân sự doanh nghiệp tiềm năng, sẽ, đã và đang tham gia vào các công ty cần phải trang bị ngay kiến thức này để nâng cao khả năng thăng tiến trong tương lai.

Khóa học Business Intelligence của UniTrain sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Với chương trình học thực tế, được xây dựng bởi các chuyên gia đang công tác tại các tập đoàn đa quốc gia. UniTrain tin rằng, sau khóa học, các nhân sự doanh nghiệp có thể áp dụng ngay những kiến thức học được vào các tình huống trong công ty.

Nội dung khóa học:

SQL – Truy vấn dữ liệu lớn, không giới hạn 1 triệu dòng dữ liệu

Power BI – Trực quan hóa dữ liệu, Xây dựng Dashboard chuyên nghiệp, cập nhật báo cáo kịp thời

Python – Tăng hiệu quả xử lý dữ liệu, lập thống kê, báo cáo và phân tích

Xem thông tin chi tiết tại đây: Khóa học Business Intelligence

Xem thêm

Những kỹ năng cần có của Business Intelligence Analyst

17 tính năng hàng đầu của các công cụ Business Intelligence

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm
SQL được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Ứng dụng SQL ra mắt từ những năm 1970 đến nay đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng quản lý

Xem thêm