Ngày 18/3/2013, Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Kèm theo Quyết định số 480/QĐ-TTg, chiến lược được xác định là tiền đề và là động lực quan trọng. Để nâng tầm hoạt động kế toán, kiểm toán, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả, minh bạch hóa nền kinh tế Việt Nam.
Sau khi xác lập những mặt tích cực và hạn chế, chính phủ đề ra những phương hướng chiến lược đến năm 2030. Nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Bên cạnh việc hoàn thiện văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán. Triển khai thực hiện chuẩn mực kế toán, kiểm toán. Phát triển thị trường dịch vụ. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước. 4 trong số giải pháp trọng tâm mà Chính phủ đề cập mang tính chiến lược đến năm 2030, cùng UniTrain đón đọc:
1. Phát triển các hội nghề nghiệp.
– Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, thực hiện bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý. Giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của các kế toán viên, kiểm toán viên.
– Xây dựng mô hình tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, theo thông lệ tốt nhất nhằm thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng dịch vụ. Đồng thời, bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kế toán, kiểm toán.
– Chuyển giao các hoạt động nghề nghiệp phù hợp với pháp luật và năng lực của hội nghề nghiệp.
2. Phát triển nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán.
– Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại tất cả các khâu. Quan tâm đến đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, kỹ năng cho kiểm toán nội bộ phục vụ nhu cầu của các DN, tổ chức – Trong toàn bộ nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
– Nâng cao ý thức kỷ luật và trình độ chuyên môn cho nhân viên của các DN dịch vụ kế toán, kiểm toán.
– Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng. Xây dựng chương trình cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm cho kế toán trưởng của các đơn vị có lợi ích công chúng.
3. Tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế.
– Tăng cường mối quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán và các tổ chức phi chính phủ trong việc nghiên cứu. Trao đổi kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các dự án đổi mới mô hình quản lý nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, cũng như các kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ.
– Nghiên cứu các mô hình kế toán, kiểm toán của các nước phát triển để vận dụng vào Việt Nam. Về xây dựng kỹ thuật nghiệp vụ kế toán, kiểm toán. Phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán. Mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ hành nghề về kế toán, kiểm toán.
– Tham gia là thành viên chính thức của các diễn đàn về quản lý kiểm toán độc lập trên thế giới và khu vực. Tiếp tục hỗ trợ tổ chức nghề nghiệp thực hiện đầy đủ vai trò thành viên của các tổ chức: Liên đoàn Kế toán quốc tế; Hiệp hội Kế toán ASEAN; Hiệp hội Kế toán châu Á – Thái Bình Dương.
4. Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính
Để tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các DN kế toán, kiểm toán và người hành nghề kế toán, kiểm toán. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán, kiểm toán. Xây dựng hệ thống dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán. Kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán thị trường chứng khoán. Đảm bảo việc công bố thông tin minh bạch, kịp thời cho thị trường về đội ngũ các DN kế toán, kiểm toán. Cũng như các kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề.
Đọc thêm tại:
Nghề Kế toán, Kiểm toán – Các kỹ năng cần thiết
Cập nhật ngành kiểm toán cho nghề nghiệp tương lai