Khác biệt cơ bản của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định

Các Chuẩn mực kế toán về tài sản cố định Việt Nam cơ bản được xây dựng trên cơ sở các Chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên, do một số nguyên nhân, vẫn còn tồn tại những khác biệt nhất định.

Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả phân tích về những khác biệt của các Chuẩn mực kế toán quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định. Qua đó, lý giải và định hướng nhằm giúp giảm bớt những điểm khác biệt, đảm bảo phù hợp hơn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Trong giai đoạn 2000 – 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các thông tư hướng dẫn. Trong đó, có 4 chuẩn mực kế toán liên quan đến tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm Chuẩn mực số 03 – TSCĐ hữu hình (VAS 03), Chuẩn mực số 04 – TSCĐ vô hình (VAS 04), Chuẩn mực số 05 – Bất động sản đầu tư (VAS 05) và Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản (VAS 06). Bốn chuẩn mực này được xây dựng dựa trên 4 Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) lần lượt là IAS 16, IAS 38, IAS 40 và IAS 17. Các VAS hiện nay, đang được xây dựng trên cơ sở các IAS, để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế – xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các IAS vào thực tiễn hoạt động kinh doanh, là chưa thể thực hiện được.

Những khác biệt cơ bản  của IAS và VAS về tài sản cố định

VAS về TSCĐ cơ bản vẫn tôn trọng và tuân thủ các IAS, song do một số nguyên nhân, nên vẫn tồn tại những khác biệt nhất định, cụ thể:

IAS về tài sản cố định

– Điều kiện ghi nhận: TSCĐ là những loại tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm, được đầu tư để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho doanh nghiệp (DN). TSCĐ trong DN bao gồm TSCĐ hữu hình (Đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải); TSCĐ vô hình (Bằng phát minh, sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, chi phí thành lập, đặc quyền và uy tín, sự tín nhiệm) và tài nguyên thiên nhiên (Mỏ than, mỏ khí đốt, mỏ khoáng sản).

– Cách tính nguyên giá: Nguyên giá TSCĐ bao gồm tất cả các phí tổn cần thiết và hợp lý để đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Đối với TSCĐ mua, nguyên giá được xác định trên cơ sở giá mua, cộng (+) các chi phí chuyên chở, lắp ráp, chạy thử, trừ (-) chiết khấu được hưởng do thanh toán sớm; Đối với nhà cửa, thiết bị tự xây dựng, nguyên giá là giá trị công trình được xây dựng, gồm giá trị vật liệu, lương công nhân, phí thiết kế, phí bảo hiểm, phí xin giấy phép; Đối với đất đai, nguyên giá bao gồm giá mua, hoa hồng môi giới, phí trước bạ và các chi phí thu dọn, cải tạo.

– Về trao đổi TSCĐ: TAS đề cập đến 2 trường hợp trao đổi là trao đổi TSCĐ cùng loại và khác loại.

+ Đối với trao đổi TSCĐ cùng loại: Lãi do trao đổi (giá thỏa thuận lớn hơn giá trị chênh lệch của TSCĐ mang đi) được ghi giảm giá trị của TSCĐ nhận về; Lỗ do trao đổi (giá trị còn lại lớn hơn giá thỏa thuận của TSCĐ mang đi) thì về mặt kế toán, khoản lỗ được ghi nhận là chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ hiện hành, còn về phương diện thuế thu nhập thì khoản lỗ trao đổi được hạch toán tăng giá trị phải khấu hao của TSCĐ nhận về. Khi khoản lỗ là không đáng kể thì có thể sử dụng phương pháp thuế thu nhập cho mục đích kế toán tài chính.

+ Đối với trao đổi TSCĐ khác loại, khoản lãi hay lỗ do trao đổi được ghi nhận là doanh thu hoặc chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ hiện hành.

– Về sửa chữa TSCĐ: Kế toán Mỹ đề cập 3 loại sửa chữa: Sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và sửa chữa cải tiến TSCĐ, cụ thể:

+ Sửa chữa thường xuyên là công việc nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường cho TSCĐ, chi phí sửa chữa thường xuyên được ghi nhận là chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ hiện hành.

+ Sửa chữa lớn là công việc không những duy trì tình trạng hoạt động bình thường của TSCĐ, mà còn kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ so với thời gian ước tính ban đầu. Chi phí sửa chữa lớn được ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ.

+ Sửa chữa cải tiến TSCĐ là công việc thay thế một hoặc một số bộ phận của TSCĐ nhằm làm cho TSCĐ hoạt động hiệu quả và năng suất cao hơn. Chi phí sửa chữa cải tiến được ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Như vậy, đối với sửa chữa lớn và sửa chữa cải tiến TSCĐ thì sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán trên cơ sở giá trị phải khấu hao và thời gian sử dụng dự kiến của TSCĐ sau sửa chữa để tính và ghi nhận khấu hao.

– Về đánh giá tổn thất tài sản: IAS cho rằng, khi giá trị thuần có thể thu hồi được của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ thì giá trị ghi sổ nên ghi giảm theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

– Về đánh giá lại TSCĐ: IAS 16, 38 cho phép sử dụng Phương pháp chuẩn (Phương pháp giá gốc) hoặc Phương pháp thay thế (Phương pháp đánh giá lại) để xác định giá trị tài sản.Tài sản được ghi nhận theo giá trị đã đánh giá lại, giá trị này được xác định bằng giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại trừ số khấu hao lũy kế và các khoản lỗ do giá trị tài sản bị tổn thất…

– Việc ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình ở giai đoạn nghiên cứu: IAS yêu cầu các khoản chi phí này phải được ghi nhận ngay vào chi phí phát sinh trong kỳ.

– Về tiêu chuẩn giá trị tài sản: IAS 16, 38 không quy định định mức giá trị tối thiểu để ghi nhận TSCĐ.

– Về thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình: IAS 38 yêu cầu là cần được xem xét cả không xác định và xác định.

VAS về tài sản cố định

– Điều kiện ghi nhận: Việt Nam không ghi nhận Đất đai là TSCĐ hữu hình và chi phí thành lập được ghi nhận trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. – Cách tính nguyên giá: Trong việc xác định nguyên giá TSCĐ, Việt Nam loại trừ chiết khấu thương mại khỏi nguyên giá, chiết khấu thanh toán được hưởng, được ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính, còn Mỹ không loại trừ các loại chiết khấu này trong nguyên giá TSCĐ

– Về trao đổi TSCĐ: Trao đổi TSCĐ ở Việt Nam bao gồm trao đổi tương tự và trao đổi không tương tự, trong đó trao đổi tương tự không tạo ra bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào.

– Về sửa chữa TSCĐ: Trong kế toán sửa chữa TSCĐ, điểm khác nhau sâu VAS và IAS là việc ghi nhận, quyết toán chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa nâng cấp TSCĐ.

– Về đánh giá tổn thất tài sản: VAS không đề cập đến đánh giá tổn thất tài sản. – Về đánh giá lại TSCĐ: VAS chưa có quy định cho phép đánh giá lại TSCĐ theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo như IAS. Trong khi đó, VAS 03, 04 chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc. VAS 03 chỉ cho phép đánh giá lại TSCĐ là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập DN và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kế toán các tài sản, làm giảm tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính (BCTC) và chưa phù hợp với IAS/IFRS.

– Việc ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình ở giai đoạn nghiên cứu: VAS ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ và phân bổ dần trong thời gian tối đa 3 năm.

– Về tiêu chuẩn giá trị tài sản: VAS 03, 04 quy định thêm về thời gian trên 1 năm, giá trị theo quy định hiện hành.

– Về thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình: VAS 04 mục 54 quy định thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình là xác định và không quá 20 năm.

Như vậy, đối với TSCĐ, VAS dù được xây dựng dựa trên nền tảng của IAS/IFRS, song vẫn tồn tại những điểm khác biệt nhất định.

Những khác biệt giữa VAS và IAS kế toán quốc tế và Việt Nam về tài sản cố định

IAS/IFRS được soạn thảo, ban hành sau đó được cập nhật sửa đổi, trong khi VAS chưa có sự cập nhật. Hiện nay, IAS 1 đang áp dụng có hiệu lực ngày 01/01/2009. VAS 01 – Chuẩn mực chung được ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính, từ đó đến nay quyết định này chưa được sửa đổi lần nào.

IAS/IFRS cho phép sử dụng các xét đoán và ước tính kế toán nhiều hơn so với VAS, dẫn đến IAS/ IFRS yêu cầu khai báo thông tin liên quan đến sử dụng xét đoán và ước tính kế toán nhiều hơn.

Sự khác nhau về cơ sở đo lường và sử dụng các ước tính kế toán của IAS/IFRS và VAS tạo ra phần lớn những điểm khác biệt nêu trên. Cụ thể, IAS/ IFRS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý nhằm đảm bảo tính liên quan của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng, trong khi đó giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được quy định bởi VAS. Việc sử dụng nhiều ước tính kế toán bị VAS cho rằng, tạo ra nhiều sự không chắc chắn, do đó tính phù hợp của thông tin trên BCTC từ việc tuân thủ VAS mang lại là chưa cao.

Xuất phát điểm, cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) có sự khác biệt rất lớn, do đó thị trường vốn của Việt Nam chưa thực sự liên thông với thị trường vốn thế giới. IAS/ IFRS là xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị trường và hỗ trợ thị trường vốn, một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định kinh tế.

Định hướng phát triển của VAS để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như IAS/IFRS; nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như IAS/IFRS để phục vụ thị trường vốn là chưa cấp bách. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng BCTC chưa có nhu cầu thực sự đối với thông tin tài chính chất lượng cao, vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc ra quyết định của họ.

Ở Việt Nam, Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo. Việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển IAS/ IFRS, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Việc kiểm soát của Nhà nước được thực hiện thông qua việc giải thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày BCTC; Chuẩn mực, nguyên tắc kế toán thường được thiết lập bởi các tổ chức tư nhân chuyên nghiệp. Điều đó cho phép chúng trở nên dễ thích ứng với thực tiễn và sáng tạo hơn.

Kết luận

Có thể thấy rằng, VAS và IAS/IFRS vẫn còn tồn tại một khoảng cách đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việc áp dụng các IAS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, sự khác biệt còn là do Việt Nam chưa cập nhật những thay đổi mới nhất của các chuẩn mực kế toán quốc tế, phiên bản mới nhất. Những khác biệt cần được xem xét, hướng đến chỉnh sửa, bổ sung trong các VAS. Tuy nhiên, đưa các VAS về gần với các IAS thì không chỉ là vấn đề sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực mà còn phải hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực và phụ thuộc vào các điều kiện khác như tốc độ phát triển của nền kinh tế và sự chuẩn bị của các DN.

Theo Tạp chí tài chính

Xem thêm  

Thực hiện sớm IFRS, cơ hội để doanh nghiệp mạnh hơn

Sự phát triển của kế toán trong thập kỷ mới

Cách Blockchain thay đổi công việc kế toán

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Mở bao lì xì – Nhận ưu đãi đầu năm 2025

UNITRAIN ƯU ĐÃI THÁNG 1 Bạn đã sẵn sàng nâng cấp kiến thức, phát triển kỹ năng và bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu sự nghiệp trong năm nay

Xem thêm
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm