1. KẾ TOÁN VIÊN CÔNG CHỨNG (CPA)

CPA là chứng chỉ tài chính lâu đời nhất và được công nhận rộng rãi nhất ở Mỹ. Các yêu cầu của CPA khác nhau theo từng bang nhưng nói chung người học cần có 150 giờ học với nội dung các khóa học có tính chất tương tự như ở đại học, đồng thời họ cũng cần có bằng cử nhân để có thể tham dự kì thi chính thức kéo dài 19 giờ diễn ra trong hai ngày. Ngoài ra, chứng chỉ này còn có thể có các yêu cầu khác như số lượng tín chỉ tối thiểu trong chuyên ngành kế toán và kinh doanh, hoặc thậm chí là luật kinh doanh. Để có được CPA, bạn cần thi kế toán, kiểm toán, thuế, đạo đức, và cả các chủ đề khác nữa. Từ lâu, chứng chỉ CPA được số đông thừa nhận là một trong những  bằng chứng xác thực nhất cho chuyên môn về thuế.

2. NGƯỜI ĐẠI DIỆN (EA – ENROLL AGENT)

Đây là một công việc chuyên sâu về lĩnh vực thuế. Những người làm việc này chỉ tập trung vào việc chuẩn bị hồ sơ thuế thu nhập hoặc thuế thu nhập từ bất động sản. Kỳ thi đặc biệt dành riêng cho người đại diện này được Cơ quan Thuế vụ (Internal Revenue Service – IRS) quản lý được chia thành bốn phần, mỗi phần diễn ra trong ba giờ và kéo dài hai ngày. Bài kiểm tra bao gồm kiến thức về thuế thu nhập cá nhân, bất động sản và doanh nghiệp, cũng như các quy định về đạo đức và các quy định của IRS, tuy nhiên lại không liên quan đến kiến thức về kế toán, kiểm toán hay việc giữ sổ sách. Công việc này ra đời để giúp cho những khách hàng cá nhân không có kiến thức về thuế có thể làm hồ sơ thuế một cách chuyên nghiệp.

3. NHÂN VIÊN KÝ QUỸ (CLU) VÀ TƯ VẤN VIÊN TÀI CHÍNH (CHFC)

Khởi nguồn của cả hai công việc này đều đến từ ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Để trở thành nhân viên ký quỹ (CLU), người học cần phải trải qua năm khóa học chính tương tự như với chứng chỉ CFP, đồng thời người học phải tham gia ba khóa học tự chọn nữa. Tư vấn viên tài chính (ChFC) cũng phải đạt được yêu cầu giống như vậy, nhưng lại có xu hướng tập trung hơn vào việc lập kế hoạch tài chính nói chung. Cả hai công việc này đều không cần thiết phải trải qua một kỳ thi toàn diện của bất kỳ hội đồng nào.

4. CHUYÊN VIÊN PHÚC LỢI NHÂN VIÊN (CEBC)

Như tên gọi, công việc này được thiết kế đặc biệt cho những người bán hoặc quản lý kế hoạch phúc lợi cho nhân viên. Chương trình giảng dạy của công việc này chỉ gồm tám khóa học về các chủ đề khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh, bảo hiểm, nghỉ hưu, trợ cấp. Đây cũng không phải một công việc đòi hỏi người làm việc phải trải qua một kỳ thi tổng thể. Giống như CLU hoặc ChFC, phần lớn các tài liệu trong khóa học này cũng được đề cập trong chương trình CFP.

5. NGƯỜI BẢO LÃNH BẢO HIỂM Y TẾ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ (RHU) VÀ NGƯỜI BẢO LÃNH BỒI THƯỜNG TAI NẠN TÀI SẢN (CPCU)

Tên của hai chức danh này đã nói lên tính chuyên môn cao với mỗi loại bảo hiểm tương ứng. Chứng chỉ nào cũng đều đòi hỏi người học phải hoàn thành một số khóa học kiến thức học thuật chuyên sâu, nhưng như với CLU, ChFC và CEBC không có kỳ thi hội đồng quản trị. Nói chung, những chức danh này chỉ dành cho những người có ý định dành thời gian trong sự nghiệp của họ tập trung vào bảo hiểm sức khoẻ hoặc tài sản-tai nạn.

6. CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (CFA)

Chứng chỉ này thường được coi là một trong những chứng chỉ có độ khó cũng như có uy tín nhất trong ngành tài chính, ít nhất là trong việc quản lý đầu tư. Yêu cầu học thuật đối với chứng chỉ này chỉ đứng sau những yêu cầu về CPA. Người học phải có tối thiểu 3 năm học cũng như kinh nghiệm làm việc bao gồm các các chủ đề và chuyên môn như phân tích kĩ thuật, phân tích cơ bản, kế toán tài chính và lý thuyết xây dựng danh mục đầu tư và phân tích danh mục đầu tư. Người có được chứng chỉ này thường trở thành những người quản lý danh mục đầu tư hoặc các chuyên gia phân tích làm việc tại các định chế tài chính. Giống như kế toán viên CPA, những chuyên gia phân tích tài chính CFA thường sẽ được trả lương chủ yếu dựa theo cơ chế lương cộng với thưởng theo kết quả làm việc (nếu như họ làm việc trong các công ty) hoặc từ doanh thu đến từ việc kinh doanh, đối với người tự mở các công ty quản lý đầu tư tư nhân.

7. KẾ TOÁN CÔNG CHỨNG ANH QUỐC (ACCA)

Với những bạn theo ngành Tài chính doanh nghiệp – Kế toán & Kiểm toán, hẳn ai cũng ít nhất một lần nghe đến tên của chứng chỉ này. ACCA là hiệp hội nghề nghiệp có sự phát triển nhanh và lớn nhất thế giới với hơn 527.000 học viên và 219.000 hội viên tại hơn 179 quốc gia trên toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên mà chứng chỉ của ACCA được ưa chuộng rộng rãi như vậy. Dưới đây là một số lợi ích mà chứng chỉ này đem lại:

  • Bằng ACCA cung cấp cho hội viên những kỹ năng chuyên môn sâu rộng có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào trong bất cứ lĩnh vực nào. Do đó, bằng ACCA được 7,500 nhà tuyển dụng khắp nơi trên thế giới tín nhiệm.
  • Chứng chỉ ACCA được chấp thuận chuyển đổi dễ dàng sang các Chứng chỉ chuyên môn khác như CPA Australia, CIA, VACPA và các chứng chỉ chuyên môn khác.
  • Mang lại cơ hội cho học viên ACCA trên toàn cầu được liên thông để lấy bằng Cử nhân Kế toán Ứng dụng (B.Sc. in Applied Accounting) của ĐH Oxford Brookes (Anh Quốc) và bằng Thạc sỹ Tài chính (M.Sc in Finance) của ĐH London (Anh Quốc)
  • Mang lại cho sinh viên đại học đã thi đậu một số môn ACCA cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp danh tiếng ở trong nước và ngoài nước như Malaysia, Singapore.

Mặc dù có nhiều lợi ích thiết thực như vậy nhưng điều kiện để nhập học chương trình ACCA không phải quá khắt khe. Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc không yêu cầu học viên ACCA thi đầu vào, chỉ cần họ là một trong các đối tượng sau:

  • – Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng; hoặc
  • – Sinh viên đang học năm 1, 2, 3 & 4 đại học; hoặc
  • – Có chứng chỉ Kế toán và kinh doanh của ACCA thuộc chương trình FIA; hoặc
  • – Có chứng chỉ CAT

Xem thêm

Khóa học Quản trị Tài chính doanh nghiệp

Học đầu tư tài chính hiệu quả cho người mới bắt đầu