Những kỹ năng cần thiết để trở thành một đối tác kinh doanh tài chính – Financial Business Partner (FBP)

Với những bạn theo ngành tài chính – kế toán, nấc thang cao nhất trong sự nghiệp là vị trí giám đốc tài chính (Financial Director). Để đạt tới vị trí này, bạn không chỉ cần kiến thức chuyên môn đủ sâu mà còn cần có tư duy chiến lược của người làm kinh doanh cũng như tạo dựng được các mối quan hệ tin cậy với các phòng ban liên quan trong tổ chức. 

Để đạt tới vị trí này, đối tác kinh doanh tài chính – FBP là con đường cho bạn phát triển đầy đủ kiến thức và kỹ năng nhất. Tuy nhiên, vị trí này thường chỉ có ở những công ty đa quốc gia hoặc những công ty nội địa có quy mô lớn. Với mức độ cạnh tranh gay gắt khi ngày càng có nhiều sinh viên xuất sắc tốt nghiệp mỗi năm cả trong và ngoài nước, bạn càng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nữa để trở thành một FBP và thành công với con đường này. 

Dưới đây là danh sách những điều kiện tiên quyết không chỉ giúp bạn tìm được một công việc phù hợp trong mảng FBP mà còn giúp bạn thăng tiến nhanh hơn

  1. Hãy trải nghiệm nhiều vai trò trong lĩnh vực tài chính khác nhau như kế toán, nhà phân tích tài chính hoặc kiểm soát viên
  2. Luôn trau dồi kiến thức về kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
  3. Có mục đích rõ ràng, và có hoài bão lớn trong mọi việc bạn làm. Đừng dễ dàng bằng lòng với những công việc thủ công, ghi chép sổ sách hàng ngày.
  4. Liên tục rèn luyện các kỹ năng mềm trong công việc. Đây vốn được xem là điểm yếu của các chuyên gia tài chính.
  5. Cố gắng hỗ trợ bộ phận đối tác nhiều hơn yêu cầu công việc hiện tại của bạn. Điều này sẽ giúp bạn không chỉ biết mà còn thực sự hiểu sâu sắc bản chất của bộ phận, công ty và lĩnh vực hoạt động.
  6. Tích cực tham dự các khóa học về kỹ năng mềm nơi công sở. Các kỹ năng bạn cần bổ sung cho bản thân bao gồm cách thuyết trình, kỹ năng đàm phán, quản lý các bên liên quan, kỹ năng giải quyết vấn đề.
  7. Cuối cùng nhưng cũng là điểm quan trọng nhất, hãy làm việc với hoài bão lớn. Bạn cần liên tục tự hỏi bản thân rằng bạn có thực sự yêu thích công việc của một FBP hay không. Liệu bạn sẽ vẫn kiên định đi theo con đường này nếu lương của bạn bị giảm đi khoảng mười ngàn đô la hoặc nếu bạn được đề nghị một mức lương khá hơn nếu làm một công việc khác? Về cơ bản, bạn cần xác định giá trị cốt lõi mà bản thân mình theo điểu và xem chúng phù hợp với công việc của một FBP như thế nào .

Là một FBP thành công, bạn cần sử dụng các kỹ năng phân tích của mình mỗi ngày để có được những hiểu biết đủ sâu về hoạt động kinh doanh để có thể chia sẻ với các bên liên quan trong nội bộ công ty. Tuy nhiên, kỹ năng phân tích của bạn không phải là thứ sẽ giúp bạn thành công vì điều này cũng có thể được tìm thấy ở một nhà phân tích tài chính. Điều khiến bạn thành công là các kỹ năng mềm và khả năng biến kết quả phân tích của bạn thành những hiểu biết sâu sắc dẫn đến quyết định kinh doanh tốt hơn. Do đó, trước khi trở thành FBP, bạn cần có tất cả các kỹ năng tài chính căn bản nhất để có thể phát triển ở đa lĩnh vực. Là một FBP không quá khó; tuy nhiên, để trở thành một FBP giỏi, bạn cần phải có nhiều hơn những kỹ năng tài chính truyền thống.

–UniTrain sưu tầm và biên dịch–

Xem thêm

3 kỹ năng cần có của một chuyên gia Phân tích và Lập kế hoạch Tài chính (FP&A)

Việc làm ngành tài chính trong thời đại AI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Khái niệm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ các trợ

Xem thêm
Truy vấn lồng (Subquery) trong SQL – Bí kíp giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao

Truy vấn lồng (Subquery) là một trong những công cụ hiệu quả trong SQL, giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao hơn so với

Xem thêm
Hàm TRIMRANGE() – Hàm xóa giá trị trống “đỉnh” hơn cả TRIM.

Như bạn đã biết hàm TRIM() trong Excel giúp loại bỏ các ký tự trống (khoảng trắng). Tương tự vậy hàm TRIMRANGE() được sử dụng để xóa các giá trị trống khỏi một phạm vi

Xem thêm
Một số hàm sắp xếp (Sort) phổ biến trong Numpy

Sắp xếp (Sort) là một thao tác phổ biến trong phân tích dữ liệu và lập trình. Nó liên quan đến việc sắp xếp các phần tử trong một tập hợp theo

Xem thêm