Nguồn: Deloitte
Các công nghệ mới nổi góp phần thúc đẩy kết quả kinh doanh đang nhanh chóng trở thành lợi thế cạnh tranh ngày này. Nghiên cứu của Deloitte cho thấy 56% CIO mong muốn triển khai phát triển phần mềm Agile, DevOps hoặc mô hình phân phối CNTT linh hoạt để thúc đẩy quá trình cải tiến.
Tuy nhiên các tổ chức tài chính đang gặp trở ngại lớn về nguồn cung ứng và phân bổ vốn. Các hoạt động và quy trình phát triển của bộ phận IT đang trở nên tinh gọn và tập trung vào sản phẩm trong khi bộ phận tài chính tiếp tục tập trung vào ngân sách, tài trợ và lập báo cáo theo như cách làm của nhiều thập kỷ. Kết quả bộ phận IT và tài chính thường xảy ra mâu thuẫn về quan điểm. Nếu không được giải quyết, vấn đề này có thể làm giảm tính hiệu quả của các kế hoạch cải tổ của CIO và làm suy yếu các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Các sáng kiến để tăng tính tinh gọn thường đòi hỏi các đội nhóm cùng kết hợp với nhau để đạt được kết quả cao nhất. Ở nhiều công ty, những cuộc cải tổ này thường vấp phải bộ máy cồng kềnh và quy trình gọi vốn truyền thống.
Việc các nhà lãnh đạo tài chính và IT kết hợp cùng nhau không có nghĩa là họ sẽ thay thế các các bước lập và quản lý ngân sách hàng năm bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới và chưa được chứng minh tính hiệu quả. Thật vậy, việc cân bằng giữa kiểm soát tài khóa và chi tiêu phù hợp với việc tạo ra giá trị và kết quả tài chính là một yêu cầu bắt buộc. Dưới đây là các cách tiếp cận có thể giúp duy trì sự cân bằng này.
1. Thay đổi trong bộ phận tài chính
Bộ phận tài chính nên tìm kiếm các cơ hội để cải thiện quy trình lập ngân sách, tài trợ và báo cáo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của doanh nghiệp về khía cạnh đầu tư công nghệ. Điều này có thể sẽ bao gồm việc phát triển các phương pháp mới để đầu tư theo thời gian, đo lường chính xác giá trị dài hạn và tính toán giá trị để đáp ứng các tiêu chuẩn kế toán và báo cáo.
2. Thay đổi trong bộ phận IT
Nhiệm vụ của bộ phận IT bao gồm những thay đổi về cấu trúc như sắp xếp các nguồn lực xung quanh sản phẩm, tạo ra một lộ trình rõ ràng cho các khoản đầu tư công nghệ nền tảng và cải tiến các chức năng truyền thống trong hoạt động mua hàng và quản lý nhà cung cấp.
3. Lập quỹ phục vụ cho hoạt động sáng tạo
Nguồn tài trợ sáng tạo có thể khuyến khích sự thay đổi lớn trong doanh nghiệp. CIO và CFO có thể tìm kiếm các cơ hội để tài trợ cho sự đổi mới, chẳng hạn như đồng đầu tư trong và trên toàn ngành, trợ cấp hệ sinh thái, và một số hoạt động khác.
Khi các tổ chức lớn có sự cải thiện đáng kể về giá trị, tính linh hoạt và khả năng đáp ứng thị trường nhờ vào cách tiếp cận tinh gọn, các đối thủ cạnh tranh có thể sẽ đưa ra các sáng kiến vượt trội không kém về tốc độ và quy mô. Vì vậy,sự hợp tác giữa CIO và CFO trong một tổ chức là một trong những yếu tố “sống còn” của doanh nghiệp.
–UniTrain biên dịch–
Xem thêm:
Kế toán và những rào cản từ công nghệ blockchain