Nhắc đến Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization), chúng ta thường nghĩ đến 2 nền tảng phổ biến nhất hiện nay là, Power BI và Tableau. Cả 2 đều là “ông lớn” trong việc biến những dữ liệu dày đặc, phức tạp thành những biểu đồ, hình ảnh sinh động, mà không kém phần chi tiết, dễ hiểu. Với những tính năng mạnh mẽ của mình, nền tảng này giúp cho nhân sự cấp cao dễ tổng hợp thông tin và đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
Vậy thì, chính xác Tableau là gì? Sản phẩm của Tableau?
Tableau là gì?
Hiểu đơn giản, Tableau là một nền tảng trực quan hóa dữ liệu được nhiều doanh nghiệp sử dụng rộng rã, dùng để báo cáo và phân tích khối lượng lớn dữ liệu. Với thư viện biểu đồ phong phú của mình, nền tảng này giúp người dùng xây dựng và khai thác tối đa hiệu quả dữ liệu, đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Những công dụng chính của Tableau
– Tương thích với nhiều nguồn dữ liệu, vì thế nên công cụ này có thể kết nối đa nguồn mà không cần các công cụ thứ 3 hỗ trợ.
– Cho phép người dùng tạo báo cáo bằng cách kết hợp nhiều bộ dữ liệu khác nhau
– Cho phép người dùng trực quan hóa những dữ liệu từ cơ bản đến phức tạp
– Xây dựng Dashboard và thực hiện các phân tích nhanh chóng chỉ với vài cú nhấp chuột.
– Khả năng chia sẻ kết quả và không gian làm việc với những người dùng khác
– Hỗ trợ xây dựng Data Storytelling logic, dễ hiểu
Bộ sản phẩm của Tableau
Nền tảng trực quan hóa dữ liệu này có tổng cộng 6 loại sản phẩm đang hiện hành:
– Tableau Desktop: Có trả phí. Đây là sản phẩm giúp tạo báo cáo, Dashboard và xây dựng câu chuyện bằng cách sử dụng các biểu đồ và đồ thị khác nhau. Ngoài ra, nó còn cho phép chia sẻ cửa sổ làm việc, trong trường hợp nhân sự doanh nghiệp muốn chia sẻ không gian làm việc của mình với sếp hoặc đồng nghiệp.
– Tableau Server: Có trả phí. Chủ yếu được sử dụng trong các tổ chức để chia sẻ sổ làm việc chung và bài báo cáo. Những sổ làm việc và báo cáo này được tạo bởi các ứng dụng của nền tảng này. Đặc biệt, nhân sự có thể dùng tính năng đặt câu hỏi và có thể sẽ nhận được lời giải thích dựa trên AI cho dữ liệu của mình.
– Tableau Online: Có trả phí. Là nền tảng phân tích, được lưu trữ đám mây, cũng vì thế nên nó giúp người dùng tạo ra các Dashboard và có thể chia sẻ nó với bất kỳ ai có quyền truy cập vào. Mặt khác, nhân sự còn có thể kết nối với các cơ sở dữ liệu đám mây khác, như Amazon Redshift, Google BigQuery,… Đặc biệt là, nền tảng này cho phép tự động làm mới dữ liệu từ các ứng dụng web, như Google Analytics và Salesforce, giúp người dùng cập nhật thông tin nhanh chóng hơn.
– Tableau Public: Miễn phí. Vì là ứng dụng không cần trả phí, nên ứng dụng này không thể lưu cục bộ lại các cửa sổ làm việc đã tạo. Chúng chỉ có thể được lưu vào đám mây công cộng của nền tảng, mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào xem (không phân quyền). Do vậy, bất kỳ người dùng nào cũng có thể tải xuống và truy cập vào các tệp được lưu vào đám mây.
– Tableau Reader: Miễn phí. Là nền tảng cho phép người dùng mở và tương tác với các báo cáo được xây dựng bằng Tableau Desktop.
– Tableau Mobile: Miễn phí. Là một ứng dụng vô cùng tiện lợi, cho phép người dùng xem trước tương tác, kiểm tra dữ liệu và báo cáo mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, các đồng nghiệp cùng công ty có thể chọn lọc và tinh chỉnh dữ liệu chỉ bằng những lần chạm màn hình bằng ứng dụng dành cho thiết bị di động này.
Xem thêm
Hướng dẫn cài đặt Tableau miễn phí
Những tính năng hữu ích của Tableau
Vì sao nên sử dụng Tableau để Trực quan hóa dữ liệu