Báo cáo tài chính không phải là một thuật ngữ xa lạ với dân kinh tế. Vậy, bạn đã biết gì về loại báo cáo này? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính (BCTC) là hồ sơ bằng văn bản, ghi nhận tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể (thông thường là một năm tài chính).
Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của dữ liệu tài chính đáng tin cậy và đã kiểm toán là báo cáo thường niên, trong đó chứa đựng BCTC.
Ai sử dụng báo cáo tài chính?
BCTC được các nhà đầu tư, nhà phân tích sử dụng để đánh giá tình hình tài chính, hiệu suất hoạt động của công ty. Từ đó, đưa ra các dự đoán về tương lai, giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
Đồng thời, BCTC cũng được các chủ sở hữu đánh giá sức khỏe và chủ nợ sử dụng để đáng giá tiềm năng thanh toán của công ty.
Các thành phần chính của báo cáo tài chính
-
– Bảng cân đối kế toán
Nó cung cấp khái quát về tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty.
Tổng tài sản= Tổng Nợ phải trả +Tổng Vốn chủ sở hữu
Tài sản được liệt kê trên bảng cân đối theo thứ tự thanh khoản.
Nợ phải trả được liệt kê theo thứ tự mà họ sẽ thanh toán.
-
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đây là báo cáo thời kỳ khác với Bảng cân đối kế toán là báo cáo thời điểm. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn được gọi là Báo cáo lãi lỗ, cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong một kỳ.
Tổng doanh thu – Tổng chi phí= Tổng thu nhập ròng (hay lỗ thuần)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường cung cấp ít nhất hai năm dữ liệu để so sánh và phân tích.
-
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo này đo lường cách công ty tạo ra tiền để trả cho các nghĩa vụ nợ, tài trợ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép nhà đầu tư hiểu những hoạt động của một công ty đang vận hành như thế nào, tiền của họ đến từ đâu, chi tiêu ra sao. Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc liệu công ty này đang có nền tảng tài chính vững chắc hay không.
-
– Thuyết minh BCTC
Thuyết minh là phần không thể thiếu trong BCTC bởi nó cung cấp và phan tích chi tiết những thông tin đượoc trình bày trong ba báo cáo trên như chuẩn mực kế toán đang được sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính là gì, phương pháp khấu hao, phương pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi, thông tin chi tiết các khoản mục như tài sản cố định, các khoản phải thu, phải trả khác, chi tiết chi phí hoạt động, chi phí lương, …
Các chuẩn mực lập và trình bày BCTC phổ biến
Các công ty đa quốc gia có thể chọn các cách trình bày thông tin tài chính cho các bên liên quan bởi vì luật lệ và quy định giữa các quốc gia có sự khác nhau đáng kể.
Ví dụ, ở hầu hết các nước nói tiếng Anh thường được chấp nhận cấn trừ lợi nhuận chưa thực hiện với các khoản lỗ chưa thực hiện, hoặc định giá lại tài sản dài hạn, cung cấp đủ bằng chứng của giá trị hiên tại. Điều này có nghĩa rằng kế toán sẽ có rất nhiều những đánh giá khác nhau, phụ thuộc vào công ty chọn tuân theo những chuẩn mực kế toán nào.
Kế toán viên toàn cầu dần quen thuộc với cụm từ IFRS – chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Bên cạnh IFRS, cũng có chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia như US GAAP – chuẩn mực kế toán Mỹ.
Bên cạnh đó, công ty có thể bị chi phối bởi luật pháp của quốc gia mà họ đăng ký kinh doanh. Do vậy, việc lập báo cáo tài chính thường được tuân thủ song song theo chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực địa phương (ở một số quốc gia trên thế giới). Ví dụ, Việt Nam hiện vẫn đang tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS. Các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam cần lập báo cáo tài chính theo VAS nộp Bộ Tài chính hàng năm, đồng thời các công ty này cũng cần lập báo cáo tài chính theo IFRS để gửi về công ty mẹ hợp nhất. Theo lộ trình của Bộ Tài chính, Việt Nam sẽ chuyển đổi từ VAS sang IFRS chính thức từ năm 2025.
UniTrain tổng hợp
Xem thêm
Download tài liệu IFRS Financial Instruments
Download Tài liệu Tổng hợp sự khác biệt giữa VAS và IFRS
Cập nhật IFRS – Mẫu báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2020