Bằng cách tôn vinh những thành công trong sự nghiệp, bạn xây dựng sự tự tin, niềm kiêu hãnh, sự can đảm và mở rộng tầm mắt của mình trước những cơ hội mới. Những cột mốc quan trọng đôi khi bị lãng quên và đó là cách nhanh nhất để “giết chết” tình yêu sự nghiệp trong bạn! Hãy cùng UniTrain khám phá 15 dấu mốc đáng ăn mừng trong sự nghiệp dưới đây!

1. Tốt nghiệp

Bất kì chuyên gia thành công nào cũng đã từng tốt nghiệp từ đâu đó. Đó có thể là trường trung học, cao đẳng, đại học hoặc một cột mốc khác. Cho dù đó là một chương trình học truyền thống hay một chương trình phát triển bản thân phi truyền thống, tốt nghiệp với nỗ lực học tập chuyên sâu là cột mốc quan trọng đầu tiên trong sự nghiệp đáng được kỷ niệm. Hãy tiếp tục tham gia các khóa học, chương trình, hội nghị và nỗ lực tự học trong suốt phần còn lại của hành trình sự nghiệp để bạn có thể tiếp tục tốt nghiệp và phát triển trong suốt chặng đường.

2. Buổi phỏng vấn đầu tiên

Đó là một cột mốc sự nghiệp mà người ta không bao giờ quên. Sự lo lắng và sự chuẩn bị sẽ không mất đi khi bạn tham gia nhiều cuộc phỏng vấn hơn nhưng những thứ liên quan đến buổi phỏng vấn đầu tiên luôn có tác động lâu dài. Cột mốc sự nghiệp này tạo ra âm hưởng cho các cuộc phỏng vấn trong tương lai. Bạn đã trải nghiệm rất nhiều, và bạn học được rất nhiều. Và điều tuyệt vời của các cuộc phỏng vấn là mỗi cuộc phỏng vấn trong tương lai là một cột mốc sự nghiệp nhỏ, đưa bạn đến gần hơn với công việc mơ ước của mình.

3. Những bước đi quan trọng

Đây có thể là căn hộ đầu tiên của bạn, hoặc có thể bạn đã chuyển đến một bộ phận công ty mới hay bất kể nó là động thái nào thì đó cũng là một cột mốc sự nghiệp. Đó là cột mốc khẳng định sự độc lập của bạn và điều đó có hậu quả tích cực trong tương lai. Khi bạn bước vào không gian của riêng mình và trở thành một người độc lập, bạn học được các sắc thái của cuộc sống và khả năng lãnh đạo.  Lập ngân sách, lập kế hoạch, chăm sóc bản thân, tạo kể nối và nhận thức về bản thân chỉ là một vài trong số những kỹ năng mà bạn sẽ trau dồi khi cuối cùng sở hữu không gian của riêng mình.

4. Công việc đầu tiên

Công việc đầu tiên của bạn là một cột mốc sự nghiệp rất lớn. Đây là một cột mốc sự nghiệp đi kèm với một vương miện nặng nề. Đây là nơi bạn thấy mình trong một chương trình đào tạo chuyên nghiệp, cố gắng tìm ra những gì cần thiết để thành công và nhận được tiền lương. Ngay cả khi bạn coi công việc thực sự đầu tiên của mình là công việc mang lại cho bạn mức lương và lợi ích cao, thì mỗi ngày trong 90 ngày đầu tiên của bạn là một cột mốc sự nghiệp nhỏ. Cột mốc sự nghiệp này là một trong những bước nhảy vọt lớn nhất trên bản đồ sự nghiệp của bạn và cần được tôn vinh một cách xứng đáng.

5. Công việc tiếp theo

Sau công việc đầu tiên, bạn có thể có những bước đi mới. Nếu bạn chọn bắt đầu một công việc khác hoặc tạm ngừng làm việc, hãy ăn mừng sự thay đổi đó mà không cần cảm thấy tội lỗi hay lo lắng. Đây là con đường chuyên nghiệp và cung cấp vô số cơ hội để bạn sử dụng tài năng của mình theo những cách mới và thú vị.

6. Những lần thăng chức

Đây là một trong những cột mốc sự nghiệp đáng ghen tị hơn cả. Có quá nhiều người được thăng chức ngày nay khiến bạn quên rằng đây là dấu mốc mà bạn có thêm trách nhiệm kèm theo đó là chức danh và mức lương hoàn toàn mới. Vì thế, nó đáng để ăn mừng hơn bất kì dấu mốc nào cả.

7. Dự án đáng chú ý

Tự hoàn thành tất cả các công việc liên quan trong một dự án của riêng mình là một cột mốc lớn trong sự nghiệp. Thành tích thúc đẩy sự tự tin này cùng với các dự án đáng chú ý trong tương lai  cần được ghi lại trong sơ yếu lý lịch của bạn và được tóm tắt trong các cuộc phỏng vấn và đánh giá hàng năm.

8. Thành tích hàng ngày

Cũng giống như các dự án riêng, những thành tựu sẽ đạt được trên hành trình sự nghiệp của bạn rất đáng để kỷ niệm. Đó có thể là điều hành một cuộc họp thành công, hoàn thành chín mươi ngày đầu tiên của bạn trong công việc, thương lượng giá tốt hơn từ một nhà cung cấp hoặc tiếp cận một khách hàng mới. Tùy thuộc vào công việc và ngành nghề, bạn sẽ muốn thực hiện các mục tiêu hoàn thành chính trong suốt hành trình sự nghiệp của mình.

9. Bài phát biểu đầu tiên

Một thời điểm mà hầu hết bất cứ ai cũng có trong sự nghiệp của mình là khi bạn phát biểu. Đây có thể là trong một diễn đàn công khai hoặc trước nhóm của bạn, đó có thể là một bước tiến tuyệt vời để củng cố khả năng lãnh đạo của chính bạn và trở thành một người giao tiếp thành công.

10. Cuộc trò chuyện quan trọng

Sẽ có một thời điểm (hoặc nhiều thời điểm) trong suốt sự nghiệp khi bạn tham gia thành công vào một cuộc trò chuyện quan trọng làm thay đổi kết quả theo chiều hướng tốt hơn như thảo luận với một đồng nghiệp khó tính hoặc thuyết phục sếp của bạn thay đổi. Việc bạn chuẩn bị chu đáo và tham gia vào các cuộc trò chuyện quan trọng với sự duyên dáng và chuyên nghiệp rất đáng để trân trọng.

11. Đánh giá tuyệt vời

Khi bạn có một đánh giá hàng năm thành công, hãy ăn mừng nó. Hãy chiêu đãi bản thân một bữa ăn thật ngon sau những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra. Sau đó, hãy ghi chú lại những gì bạn đã học được để có thể tiếp tục vững bước trên con đường này.

12. Vai trò lãnh đạo

Vai trò lãnh đạo không nhất thiết phải là leo lên vị trí quản lý hay một chức vụ gì đó to lớn. Đúng hơn, cột mốc sự nghiệp này diễn ra khi bạn bước lên ghế chỉ đạo của một dự án, một sáng kiến, một công ty hay một nhóm và chắc chắn nó đi kèm với trách nhiệm cao hơn. Khi hành trình lãnh đạo của bạn bắt đầu, số lượng công việc và quyền hạn cũng tăng theo. Hãy trân trọng con đường này để nhiều cơ hội lãnh đạo sẽ đến với bạn.

13. Giữ vị trí quan trọng trong phòng họp

Không phải ai cũng tìm cách ngồi vào một hội đồng quản trị, nhưng đó là một cột mốc quan trọng đối với nhiều người. Bất kể bạn tự nguyện hay không, hãy tập trung vào việc làm tốt công việc cho tổ chức mà bạn phục vụ. Hồ sơ nghề nghiệp của bạn sẽ có tác động tích cực và danh tiếng của bạn cũng vậy nếu bạn xem vị trí trong hội đồng quản trị của mình một cách tôn trọng và phục vụ.

14. Nghỉ hưu

Khi đến lúc bạn phải rời bỏ công việc hiện tại, hãy dốc hết sức để kỷ niệm cột mốc sự nghiệp này. Đó là một trong những mục tiêu lớn nhất mà hầu hết các chuyên gia đều phấn đấu.

15. Sự nghiệp thứ hai (Encore Career)

Không ngừng học hỏi, phát triển và tác động đến người khác. Một sự nghiệp thứ hai, cho dù đến tuổi bốn mươi lăm hay tuổi tám mươi, được sinh ra để bạn sống hết mình với cả đời sự nghiệp của mình. Khi bạn không còn bị ràng buộc sự nghiệp hàng ngày, bạn có thể khám phá bất cứ điều gì bạn yêu thích.

Nguồn: lifehack.org

Xem thêm

ỨNG DỤNG VBA TRONG EXCEL

8 lý do để tuyển dụng một thành viên ACCA

Cách gây ấn tượng với Big4

 

 

Tags