Ngành Kế toán – Kiểm toán đang trong giai đoạn thừa nhân lực, nhưng lại thiếu đi những nguồn lao động chất lượng. Các nhà tuyển dụng thường nhận xét đa phần sinh viên ra trường còn chưa trang bị đủ các kỹ năng cần để thành công trong môi trường làm việc. Chính vì vậy, ngay từ khi còn học trong môi trường đại học, mỗi bạn cần chuẩn bị kỹ càng cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng còn thiếu để trở nên ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Việt Nam tại thời kỳ hội nhập cũng là cơ hội lớn cho các bạn sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán.

Bởi lẽ, các doanh nghiệp đa quốc gia trong ngành này ngày càng mở rộng hoạt động tại Việt Nam vì vậy số lượng các vị trí tuyển hàng năm cũng rất nhiều và đa dạng. Do đó, sinh viên Việt Nam trước khi tốt nghiệp cũng cần phải trau dồi bản thân để trở thành nguồn nhân lực mang tầm quốc tế.

  • Về mặt kiến thức, các chương trình đào tạo ở các trường đại học đang dần nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy. Vì vậy điều đầu tiên là bạn phải hoàn thành tốt các chương trình học ở trường.
  • Ngoài những kiến thức về mặt chuyên ngành, bạn cũng nên bổ sung cho mình khả năng Tiếng Anh để có thể đọc hiểu được các chuẩn mực quốc tế. Biết thêm được nhiều từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán cũng như theo đuổi chứng chỉ quốc tế như ACCA sẽ là 1 điểm cộng rất lớn cho các bạn trong quá trình làm việc.

Ngoài chuẩn bị một nền tảng kiến thức và một số kỹ năng khác, để trở thành một Kế – Kiểm toán viên, bạn cũng phải xây dựng các phẩm chất và tính cách cần thiết như là:

1. Kỹ năng Excel

Kỹ năng Excel trong Kế toán – Kiểm toán là không thể không có bởi bạn sẽ phải sử dụng công cụ này 99% trong công việc hàng ngày. Việc sử dụng thành thạo các phím tắt, các chức năng như Filter, Sort, Pivot Table, Text To Column, … sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả với số liệu. Bên cạnh đó, các kỹ năng sử dụng máy tính nói chung cũng cần phải thuần thục mới dễ dàng hòa nhập được với ngành.

 

2. Tính cẩn thận, tỉ mỉ

Kế toán – Kiểm toán là một ngành nghề làm việc với các con số thường xuyên, đặc biệt, những con số này đều mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận và tỉ mỉ cao vì đôi khi chỉ với một sai sót cũng có thể khiến công ty của bạn gặp rắc rối và gây ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.

3. Tính trung thực và trách nhiệm

Bạn cũng cần phải giữ được thái độ trung thực vì trách nhiệm đặt lên bạn là rất lớn và công việc của bạn ảnh hưởng đến việc ra quyết định của những người liên quan.

4. Khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực

Bên cạnh đó, khối lượng công việc của ngành Kế toán – Kiểm toán cực kỳ nhiều, nhất là trong giai đoạn cuối kỳ lập báo cáo tài chính và kiểm toán (hay còn gọi là giai đoạn “mùa bận”). Đôi khi bạn sẽ phải làm việc ngày đêm để hoàn thành đúng deadline. Vì vậy, bạn cần có khả năng chịu áp lực tốt để có thể cân bằng được công việc với cuộc sống cá nhân, tìm được niềm vui, động lực trong áp lực là 1 điều cần thiết.

5. Có thái độ chuyên nghiệp trong công việc

Một thái độ làm việc chuyên nghiệp luôn được mọi người xung quanh đánh giá cao. Cụ thể, thái độ ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp phải thật lịch sự, chủ động trong giao tiếp và hòa động với mọi người. Không bao giờ được đặt cái tôi của mình lên quá cao trong 1 tập thể. Ngoài ra, khả năng thích ứng với môi trường làm việc, quản lý thời gian cũng sẽ giúp bạn có cơ hội phát triển, thăng tiến rất nhanh.

6. Trang bị các kỹ năng mềm khác

Một kỹ năng không thể thiếu mà bạn cần trang bị là kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập. Với nghề Kiểm toán thì bạn thường làm việc theo 1 nhóm kiểm toán khi đi gặp khách hàng và cần có sự chủ động tìm hiểu thông tin và giao tiếp với đồng nghiệp để công việc có hiệu quả và cùng giúp đỡ nhau hoàn thiện. Song song với những điều trên, bạn cũng phải tự hoàn thiện, giải quyết phần việc của mình 1 cách độc lập.

UniTrain hy vọng các tips trên đây có thể giúp bạn hình dung được những việc cần phải chuẩn bị trước khi tốt nghiệp để có được sự tự tin trong mùa tuyển dụng cũng như trong môi trường làm việc sắp tới.

Xem thêm

Khóa học Thực hành Excel trong Kiểm toán

Khóa học Kiểm toán thực hành

6 tips cho thực tập sinh kiểm toán 

Cập nhật ngành kiểm toán cho nghề nghiệp tương lai