Theo Forbes, CEO Trương Nhất Minh hiện là người giàu thứ 10 tại Trung Quốc, đã gây dựng được khối tài sản 16,2 tỉ USD sau khi thành lập ByteDance, nhà phát triển phần mềm Trung Quốc đứng sau TikTok. Sự phổ biến rộng rãi của TikTok không chỉ tạo ra một thế hệ ngôi sao mạng xã hội mới mà còn tạo ra một tỉ phú mạng xã hội.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào một kỹ sư phần mềm được đào tạo tại địa phương lại có thể thông minh hơn vô số những gã khổng lồ về truyền thông và tạo ra được lợi nhuận khi thậm chí chính Google cũng thất bại? Bài viết này sẽ cho bạn biết câu chuyện đằng sau sự thành công đằng sau ứng dụng TikTok.

35-Year-Old-Unknown-Creates-The-Worlds-Most-Valuable-Startup

Khi Zhang Yiming, nhà sáng lập TikTok, lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về một ứng dụng tổng hợp thông tin chạy bằng trí tuệ nhân tạo 6 năm trước, các nhà đầu tư, bao gồm cả Sequoia Capital, đều nghi ngờ.

Khi đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào một kỹ sư phần mềm 29 tuổi được đào tạo tại địa phương lại có thể thông minh hơn vô số những cổng thông tin được vận hành bởi những gã khổng lồ về truyền thông như  Tencent Holdings Ltd. và tạo ra được lợi nhuận khi thậm chí chính Google cũng thất bại

Zhang, 35 tuổi, chứng minh họ đã sai. Ngày nay, công ty của anh, Bytedance Ltd, đang có khả năng đạt đến giá trị 75$ tỉ đô, vượt qua cả Uber Technologies Inc, cao nhất thế giới, theo CB Insights. Nhà đầu tư mới nhất là Softbank Group Corp, được đưa tin là đang lên kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ đô. Bytedance giờ đã coi KKR & Co., General Atlantic và thậm chí Sequoia là những kẻ dự bị. Phần lớn giá trị của nó là do sự sáng tạo một trải nghiệm Internet lại giữa Google và Facebook.

35-Year-Old-Unknown-Creates-The-Worlds-Most-Valuable-Startup

“Điều quan trọng nhất là chúng tôi không phải là một doanh nghiệp về tin tức. Chúng tôi giống một công cụ tìm kiếm hoặc một nền tảng truyền thông xã hội hơn” Zhang nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, và cho biết thêm anh không thuê biên tập hay phóng viên nào cả. “Chúng tôi đang làm nhiều công việc sáng tạo. Chúng tôi không bắt chước công ty Mỹ nào cả, cả về sản phẩm và công nghệ”

Điều nổi bật là Zhang đã có thể thực hiện điều đó mà không cần nhận tiền từ hai ông lớn của mạng Trung Quốc: Alibaba Group Holding Ltd. và Tencent. Đó là startup đầu tiên bắt đầu từ cơ sở những người dùng di động mà không tìm đến sự bảo hộ hoặc vốn từ hai công ty đó. Thực tế, Bytedance còn đối đầu với họ cả ở trên tòa án và những nơi khác. Và nó đã thành công hơn khi lôi kéo được nhiều khán giá trẻ ở nước ngoài vào cuộc.

Câu chuyện làm thế nào Bytedance trở thành người khổng lồ bắt đầu với trang web Jinri Toutiao nhưng nó liên quan nhiều hơn với một loạt các thương vụ mua lại và mở rộng đầy chiến lược, đưa công ty vào lĩnh vực video di động và vượt ra biên giới Trung Quốc. Bằng cách phát triển nhiều ứng dụng thành công, nó đã tập hợp được lực lượng hàng trăm triệu người dùng và hiện nay trở thành mối đe dọa với những nhà mạng lớn nhất Trung Quốc. Công ty đã phát triển TikTok (tên nội địa là Douyin) – một đế chế dịch vụ video trải rộng trên nhiều mặt và là nền tảng cho tất cả mọi thứ, từ những câu chuyện cười cho đến tin đồn về người nổi tiếng.

Nhưng cũng như Facebook ở cùng giai đoạn, Bytedance hiện phải đối mặt với các câu hỏi về việc khi nào hoặc thậm chí nó sẽ bắt đầu kiếm lợi nhuận như thế nào.

“Vấn đề lớn nhất của mạng internet ở Trung Quốc là sự tăng về số lượng người dùng và thời gian mỗi người dùng ở trên mạng đã giảm đáng kể. Nó đang trở thành một trò chơi có tổng bằng không, và chi phí để có thêm người dùng mới và tăng thời gian sử dụng của họ đang ngày càng cao” Jerry Liu, một nhà phân tích của UBS. “Điều mà Bytedance đã tạo ra là một nhóm các ứng dụng thu hút người dùng và chiếm thời gian của họ rất tốt, một phần, cân bằng lưu lượng từ Jinri Toutiao”.

Những kẻ thống trị Internet Trung Quốc

Tencent, Alibaba và Ant Financial đã đầu tư vào một loạt các công ty khởi nghiệp Trung Quốc, từ các phương tiện truyền thông xã hội đến thương mại trực tuyến

Mặc dù có vẻ bị cô lập, Bytedance đã trở thành công ty công nghệ thành công nhất Trung Quốc khi tạo ra một nền tảng quốc tế, đầu tư mạo hiểm qua các ứng dụng như Tik Tok vào Mỹ, Đông Nam Á và Nhật Bản. Kể cả WeChat của Tencent cũng phải dừng bước khi định vươn ra nước ngoài 4 năm trước.

Điều Zhang nhận ra năm 2012 là người dùng di động Trung Quốc đang gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin họ quan tâm trên rất nhiều ứng dụng. Một phần bởi vì sự kiểm duyệt thông tin hà khắc của quốc gia này. Zhang nghĩ anh ấy có thể làm tốt hơn những kẻ đương nhiệm như Baidu – gần như đang là độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin. Nó luôn gắn kết quả tìm kiếm với quảng cáo, sau đó dẫn đến một loạt bê bối về y tế – một sự thất bại ám ảnh của công ty.

Toutiao hầu như không thể tác động đến vấn đề kiểm duyệt, thực tế, công ty đã liên tục bị trục xuất bởi các nhà cầm quyền vì không lọc được nội dung và bị buộc phải thanh lọc dịch vụ của mình với mức kiểm soát cao nhất. Nhưng Zhang kiên quyết với tầm nhìn ban đầu của việc truyền tải nội dung quan trọng cho người dùng bằng trí tuệ nhân tạo. Phiên bản giống nhất của Mỹ chính là bảng tin của Facebook.

Sau khi thất bại với phần lớn các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc, Zhang cuối cùng đã được bảo đảm đầu tư từ Tập đoàn Quốc tế Susquehanna. Nó bắt đầu cung cấp ứng dụng tin tức vào tháng 8 năm 2012. Nền tảng đã nghiên cứu những gì người dùng đọc và tìm kiếm, sau đó gợi ý thông tin và bài viết dựa trên những thói quen đó. Càng nhiều người sử dụng nó, trải nghiệm càng tốt và những người sử dụng ở lại càng lâu. Vào giữa năm 2014, người dùng hoạt động hàng ngày đã tăng lên hơn 13 triệu. Sequoia cuối cùng đã xuất hiện, dẫn đầu một vòng tài trợ 100 triệu đô la.

“Chúng tôi đẩy thông tin, không phải bằng các câu hỏi, mà bằng các gợi ý tin tức, Zhang nói trong cuộc phỏng vấn năm ngoái.

Nhưng video mới là thứ thực sự đưa Bytedance vào các giải đấu lớn.

Dịch vụ phát trực tuyến luôn được ưa chuộng ở Trung Quốc. Ngay cả trong thời kỳ máy tính để bàn, các công ty như YY Inc. đã mở mô hình mà mọi người hát và nhảy trong các showroom ảo để giành quà tặng trực tuyến từ người hâm mộ. Bytedance đã nhìn thấy một cơ hội, nhưng làm video phát  trực tuyến ngắn hơn nhiều: chính xác là 15 giây.

Vào khoảng tháng 9 năm 2016, Douyin lặng lẽ ra mắt. Ứng dụng cho phép người dùng quay và chỉnh sửa, thêm bộ lọc và chia sẻ chúng trên các nền tảng như Weibo hoặc WeChat giống như Twitter. Nó thu hút sự chú ý và trở thành một cú hích ngay lập tức, đến nỗi sau đó WeChat đã chặn truy cập trực tiếp vào ứng dụng.

35-Year-Old-Unknown-Creates-The-Worlds-Most-Valuable-Startup

Một năm sau, Bytedance mua lại Musical.ly với giá 800 triệu USD. Nó đã thấy được sức mạnh tổng hợp giữa ứng dụng video tuổi teen ở Mỹ được tạo ra bởi những người đồng sáng lập Trung Quốc này và TikTok, và hiện đang trong quá trình kết hợp chúng. TikTok và Douyin đã có tổng cộng 500 triệu người dùng tính đến tháng 7.

Thách thức bây giờ là chuyển lượng người xem đó thành đô la. Công ty đang mở rộng hoạt động bán quảng cáo, đặc biệt là cho Toutiao. Một số công ty chuyên mua các phương tiện truyền thông cho biết phạm vi tiếp cận lớn và sự chú ý mà nó thu hút được rất hấp dẫn đối với những người làm marketing. Nhiều người cho biết Bytedance thậm chí còn khiến Tencent phải chi tiền. Bytedance trước đây đã cắt hợp đồng với Cheetah Mobile để bán không gian quảng cáo và kiếm phần lớn doanh số bán quảng cáo từ nội bộ, ông Kenneth Tan, giám đốc kỹ thuật số của Mindshare China, cho biết.

“Từ góc độ giá cả, chúng thực sự đắt” ông Tan Tan nói. “Nhưng đó không phải là điều chất ức chế cho các thương hiệu lớn.”

Tuy nhiên, đó cũng là một cảnh báo quan trọng. Các thương hiệu vẫn thận trọng về các vấn đề về quy định của Bytedance, đặc biệt là sự khó lường về kiểm duyệt trong lịch sử của Bắc Kinh. Năm nay, Bắc Kinh đã phải đóng cửa một ứng dụng chia sẻ trò đùa phổ biến vào tháng 4 ngay khi vừa bắt đầu hoạt động và cũng đình chỉ Douyin và anh em của nó – Toutiao cùng một lúc.

Đó là “rủi ro tiềm tàng đối với sự hợp tác thương hiệu”, ông Sherry Pan, tổng giám đốc của Trung Quốc tại cơ quan Magna Global cho biết.