Ngày nay, các nhà quản lý cấp cao có xu hướng tăng cường sử dụng các Dashboard để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của họ. Mục tiêu của Dashboard là tổng hợp những KPI trọng yếu, trình bày dưới dạng hình ảnh trực quan, sinh động.
Trong các tổ chức thường tồn tại rất nhiều hệ thống báo cáo. Khi các nhà quản lý muốn xem thông tin họ phải truy cập vào từng hệ thống, điều này gây ra sự bất tiện và dẫn đến quyết định kinh doanh không kịp thời.
Vì vậy, Dashboard một dạng báo cáo bằng đồ thị động trực quan với bảng điều khiển trở thành một công cụ giúp trình bày các thông tin cần thiết một cách khoa học, ngắn gọn và hỗ trợ phân tích cho người đọc báo cáo một cách tối ưu và hiệu quả.
Thông qua đó, các nhà quản lý cấp cao có thể theo dõi chiến lược và mục tiêu của tổ chức một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng báo cáo dạng Dashboard có thể nâng cao năng suất lao động, giảm tải nhiều yêu cầu báo cáo, giảm thời gian tổng hợp số liệu hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm ở các bộ phận tài chính, kinh doanh, nhân sự ….
Xem thêm: Cách khai khác nguồn dữ liệu trong Excel hiệu quả
Với một báo cáo thông thường là chỉ tổng hợp phân tích dữ liệu phục vụ nhu cầu hoạt động ngắn hạn. Dashboard đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình phân tích và điều hành chiến lược trên quy mô toàn doanh nghiệp. Vì vậy, đối tượng sử dụng Dashboard là các nhà quản lý cấp cao.
Tính năng của Dashboard:
– Hỗ trợ người dùng truy cập thông tin kịp thời và nhanh chóng
– Tính năng phân tích đa chiều theo những chỉ tiêu đầu vào đa dạng như thời gian, chi nhánh, phòng ban, ngành hàng, …
Bên cạnh khả năng tổng hợp dữ liệu, Dashboard còn cho phép người dùng chi tiết hóa (drill-down) thông tin ở nhiều mức khác nhau, thậm chí đến mức thấp nhất là dữ liệu giao dịch. Đây là tính năng quan trọng nhất của Dashboard vì giúp người quản lý có thể phân tích, tìm hiểu được nguyên nhân của những vấn đề bất thường trong hoạt động kinh doanh, hay những biến động của thị trường nhằm đưa ra được những đối sách phù hợp hoặc điều chỉnh kịp thời cho chiến lược kinh doanh.
Theo đối tượng sử dụng, dashboard được phân thành ba loại:
DASHBOARD CHIẾN LƯỢC | DASHBOARD CHIẾN THUẬT | DASHBOARD HOẠT ĐỘNG | |
Đặc điểm | Hỗ trợ theo dõi quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh | Hỗ trợ theo dõi tình hình thực hiện từng chiến lược cụ thể | Được sử dụng để theo dõi quá trình và hoạt động kinh doanh |
Đối tượng sử dụng là ban lãnh đạo cấp cao | Đối tượng sử dụng là các cấp lãnh đạo | Đối tượng sử dụng là các cấp phòng /ban | |
Gồm các KPIs toàn hàng, gồm các thông tin bên trong và ngoài tổ chức gắn liền với chiến lược tổ chức | Cho phép drill-down và xoay dữ liệu theo nhiều chiều để phân tích | Các KPI chi tiết hơn giúp phân tích tận góc vấn đề. | |
Ví dụ | Tăng trưởng lợi nhuận toàn hàng 10% | Tăng trường 12% từ hoạt động cho vay
Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới |
Diễn biến dư nợ từng chi nhánh
Top 10 khách hàng… Top 10 chi nhánh… |
Dưới đây là ví dụ về một mẫu Dashboard tại Vietinbank:
Để hỗ trợ tối đa Ban Lãnh đạo cấp cao, Phòng Quản trị Thông tin Quản lý đã phối hợp với Phòng Quản lý Cân đối vốn và Kế hoạch tài chính sử dụng Dashboard để xây dựng và triển khai các báo cáo theo dõi tình hình thực hiện kết quả kinh doanh toàn hàng, mang tính chiến lược, giúp cung cấp thông tin quản trị một cách toàn diện, khoa học, đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Thông qua Dashboard, Ban Lãnh đạo có thể nắm được những thông tin quan trọng về tình hình thực hiện kết quả kinh doanh theo các lĩnh vực hoạt động, kế hoạch, theo dõi tình hình tuân thủ các chỉ tiêu an toàn hoạt động…
Chắc chắn với Dashboard, thông tin phục vụ cho Ban Lãnh đạo các cấp không chỉ có một diện mạo mới mà còn hỗ trợ tối đa cho nhu cầu quản trị điều hành, ra quyết định kinh doanh tại VietinBank.
<Sưu tầm và cải biên>
—
Xem thêm
Công cụ Dashboard trong Excel giúp bạn những gì?