Một điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay là Data-Driven Decision Making (Ra quyết định dựa trên dữ liệu). Đây là hình thức phân tích những dữ liệu đã thu thập được để tìm ra Insights, phản ánh của khách hàng hay xu hướng, tình hình của thị trường. Từ đó, doanh nghiệp xác định được những gì cần làm để có thể phát triển, mở rộng quy mô.
Trực quan hóa dữ liệu là một bước quan trọng trong quy trình Phân tích dữ liệu, đây là khâu đóng góp vai trò rất lớn để đưa ra những quyết định đúng đắn, mang ý nghĩa trọng đại đối với doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu thêm về vai trò của Trực quan hóa dữ liệu trong việc ra quyết định nhé!
Trực quan hóa dữ liệu là gì?
Là một bước trong Quy trình Phân tích dữ liệu, giúp hình ảnh hóa những dữ liệu dưới dạng văn bản (số, chữ). Kết quả cuối cùng của bước này là những đồ thị, hình ảnh trực quan ngắn gọn, bắt mắt, chứa đầy đủ thông tin quan trọng.
Kết quả cuối cùng của Trực quan hóa dữ liệu – Power BI Dashboard (Sales)
Vai trò/lợi ích của Trực quan hóa dữ liệu trong việc ra quyết định
#1. Giám sát và đo lường kết quả định kỳ
Điểm nổi trội của Trực quan hóa dữ liệu là tính Real-time Analytics (Phân tích theo thời gian thực). Nghĩa là, trong các hoạt động kinh doanh mỗi ngày của doanh nghiệp, sẽ sản sinh ra dữ liệu. Ví dụ: Đơn hàng A đã xuất kho, loại sản phẩm B đã bán được 5000 đơn, chiến dịch C đã thu được 500 lượt phản hồi,… những dữ liệu này sẽ được cập nhật tự động vào 1 Dashboard, nơi mà nhân sự đã thực hiện Trực quan hóa dữ liệu. Giúp họ có thể theo dõi và giám sát các kết quả kinh doanh định kỳ, nhanh chóng, không bị thiếu sót và “trễ” thông tin.
#2. So sánh giữa thực tế – kế hoạch
Việc trực quan bằng đồ thị còn đưa đến những “thuận tiện” khác, lãnh đạo có thể so sánh thực tế của chiến dịch với KPI đã đề ra. Ví dụ: Khi công ty A chạy chiến dịch Marketing trên Website, KPI tháng đầu là 100.000 Traffic. Ngày 25 của tháng, lãnh đạo truy cập vào Dashboard để xem tiến độ, lúc này thông tin được biểu hiện bằng đồ thị là 75.000 Traffic. Lúc này, lãnh đạo có thể so sánh được thực tế của chiến dịch so với KPI trên kế hoạch.
Có thể bạn tự hỏi, nếu không có Trực quan hóa dữ liệu thì không so sánh được sao? Thực tế là vẫn được, nhưng rất mất thời gian. Thay vì dữ liệu được cập nhật tự động trên Dashboard, nhân sự phải truy cập vào trang Web, thực hiện xuất nhập dữ liệu, rồi lại tiến hành tạo lập báo cáo mới, sau đó lại trình lên lãnh đạo… khá nhiều bước. Thực hiện Trực quan hóa dữ liệu thì không cần quanh co vậy rồi!
#3. Điều chỉnh và cải tiến quy trình phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp
Trong thực tế, trước khi nhân sự thực hiện Phân tích dữ liệu, họ phải lập ra một bản “proposal”, hiểu nôm na là 1 cái dàn ý, rằng họ sẽ phân tích dữ liệu như thế nào? Đi theo hướng nào chính? Kết quả đầu ra là gì? Trình lên cấp trên đồng ý, mới được thực hiện. Tuy nhiên, khi thực hành, có thể sẽ không theo đúng định hướng ban đầu.
Vì trong quy trình Phân tích dữ liệu, có 1 bước gọi là Khám phá dữ liệu (Data Exploration). Hiểu đơn giản, sau khi nhập dữ liệu từ nhiều nguồn vào công cụ, nhân sự sẽ thực hiện khám phá chúng, để hiểu xem những dữ liệu này có ý nghĩa gì? Chúng mang đến tác dụng gì? Thông thường, khâu này sẽ rất cực, vì để hiểu được hàng “tấn” dữ liệu là rất tốn thời gian và công sức. Để thúc đẩy nhanh tiến độ, nhân sự sẽ thực hiện Trực quan hóa dữ liệu sơ đống dữ liệu “thô” này, giúp hiểu ý nghĩa đằng sau chúng một cách nhanh chóng. Nếu công dụng “lấp bóng” sau đống dữ liệu này không giúp ích cho KPI đã được đề ra trong “proposal”, nhân sự sẽ phải điều chỉnh và cải tiến lại.
#4. Giảm căng thẳng, tăng hiệu quả
Làm báo cáo đơn thuần bằng văn bản là “ác mộng” không chỉ với người làm (nhân sự), mà còn kinh khủng hơn đối với người đọc (thường là lãnh đạo, cấp trên). Ai lại muốn giành nguyên 1 buổi làm việc để xét duyệt 1 báo cáo dài cả chục trang chứ? Chưa hết, “chán chường” hơn là sau khi đọc báo cáo xong, cũng chả nắm bắt được thông tin gì quan trọng, vì bị “lạc trôi” trong “hằng hà” số liệu.
Trực quan hóa dữ liệu là cách tối ưu nhất, vì nếu yêu cầu báo cáo giấy, cũng chỉ gồm 1-2 trang, mà đồ thị và hình ảnh còn chiếm đa số, dễ đọc, dễ nắm bắt thông tin. Hoặc chỉ coi trên Dashboard thì còn dễ dàng nữa, bạn có thể thấy sự đẹp mắt và tinh gọn trong Dashboard trên.
Có những công cụ Trực quan hóa dữ liệu nào?
2 công cụ phổ biến nhất hiện nay là Power BI và Tableau. Với Power BI, trình Kéo – Thả chắc chắn sẽ hữu hiệu và giản đơn nhất cho cả người mới bắt đầu hay đã quen với việc Trực quan hóa. Tableau thì nâng cao hơn, bởi công cụ này thường dùng để xử lý lượng dữ liệu “khổng lồ” với nhiều tính năng đa dạng, bởi lý do này mà công cụ này được áp dụng trong những “Big Corp” như Walmart, Lenovo, Verizon.
Hiểu hơn về sư khác biệt giữa Tableau và Power BI: Doanh nghiệp nên chọn Tableau hay Power BI?
Tại sao nên học Trực quan hóa dữ liệu tại UniTrain?
Chương trình học Trực quan hóa dữ liệu được thiết kế bài bản, có những đặc điểm chính sau:
– Giảng viên chuyên nghiệp, là nhân sự đã hoặc đang làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia
– Tập trung vào thực hành
– Sát với tình hình thực tế doanh nghiệp, mang tính ứng dụng cao
– Có thể áp dụng vào công việc tại công ty ngay sau khi hoàn thành chương trình
– Nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, lối truyền đạt dễ hiểu, nhiệt tình với học viên
– Luôn đặt tính bảo mật và mong muốn của học viên lên hàng đầu
Hiện UniTrain có các khóa học Trực quan hóa dữ liệu phân theo các cấp độ, trên cả 2 công cụ Power BI và Tableau.
Xem thông tin chi tiết:
Trực quan hóa dữ liệu với Power BI Essentials
Trực quan hóa dữ liệu với Power BI Advanced
Trực quan hóa dữ liệu với Power BI Revision
Trực quan hóa dữ liệu với Tableau Desktop
Xem thêm
10 cuốn sách trực quan hóa dữ liệu hàng đầu nên có trên giá sách
[Download miễn phí] Storytelling with Data: A Data Visualization Guide for Business Professionals
Khóa học: Phân tích và Trực quan hóa dữ liệu với Power BI