Bạn có biết rằng, hầu hết nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 6-10 giây để lướt qua một CV? Không những vậy, họ chỉ tìm kiếm những từ khoá đặc biệt. CV của bạn sẽ bị loại ngay nếu không chứa bất kỳ từ khoá nào họ tìm kiếm.
Vì vậy thiết kế một bản CV bắt mắt người tuyển dụng là bước đầu tiên để thu hút sự chú ý của họ. Một bản CV không được cấu trúc hợp lý thậm chí không cho bạn có cơ hội được chứng minh bản thân.
Một bản CV tốt cần có một đoạn giới thiệu bản thân. Mặc dù bạn tin rằng tất cả những bằng cấp và kinh nghiệm là thành phần quan trọng nhất CV, thì thực tế, đoạn giới thiệu bản thân có thể quyết định sự thành công trong việc ứng tuyển của bạn.
Hãy nhớ rằng có rất nhiều ứng cử viên cũng có cùng lịch sử kinh nghiệm, bằng cấp giống bạn. Vậy nên bạn cần đảm bảo CV của bạn không bị nhạt nhoà. Bạn nên nắm bắt sự chú ý của nhà tuyển dụng và cho họ hiểu được con người của bạn.
Dưới đây, UniTrain giới thiệu bạn 4 mẫu giới thiệu bản thân trong CV.
Cho người không đi học
Với người không đi học, đoạn giới thiệu bản thân cần tập trung vào các điểm:
- Tại sao bạn muốn làm việc trong ngành bạn chọn
- Bạn có thể đem lại gì trong vị trí này (bạn nên tham khảo bản mô tả công việc của công ty)
- Bạn mong muốn nhận lại gì khi làm việc với công ty
Nên nhớ rằng, bạn cần thể hiện năng lượng, sự nhiệt huyết, tận tâm và sẵn sàng học hỏi của mình.
Ví dụ: Tôi là một người tích cực và nhiệt huyết, luôn mong muốn học hỏi nhiều kỹ năng mới. Tôi vừa hoàn thành xong khoá học tiếng Trung với chứng chỉ loại giỏi. Tôi đang tìm kiếm vị trí trong ngành Kinh doanh Quốc tế, nơi mà tôi có thể tận dụng và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình. Nhận thấy rằng quý công ty đang tìm kiếm ứng viên có khả năng tiếng Trung cơ bản và tôi thấy mình rất phù hợp với vị trí này.
Cho người mới ra trường
Đoạn giới thiệu bản thân của người mới ra trường sẽ gần giống với của người không đi học, tuy nhiên sẽ nhấn mạnh vào những thành tựu và kinh nghiệm học vấn.
Phần giới thiệu cần tập trung vào lý do tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí cũng như hy vọng vào công việc tương lai. Nhớ nhấn mạnh vào những kiến thức đặc biệt nào bạn có thể đem lại cho vị trí đó.
Bạn có thể đề cập những môn học cụ thể liên quan đến công việc và bạn thích thú làm việc đến thế nào.
Ví dụ: Tôi là sinh viên mới tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế của trường XYZ. Tôi mong muốn được làm ở mảng Kinh doanh và Marketing để áp dụng và phát triển những kiến thức, kỹ năng tôi đã được học.
Cho người chưa có việc làm
Nếu bạn đang chưa có việc làm thì ắt hẳn tìm kiếm việc làm mới rất áp lực. Vì vậy học cách lấp đầy khoảng trống trong CV của bạn sẽ giúp ích.
Luôn luôn đề cao giá trị bản thân. Hãy giới thiệu bản thân một cách tích cực và không đề cập những gì tiêu cực vì chúng sẽ là điểm mắc kẹt.
Ví dụ: Tôi là một kỹ sư được đào tạo chuyên nghiệp với 15 năm kinh nghiệm trong ngành viễn thông. Tôi đã đảm nhiệm vai trò trưởng dự án hệ thống tại công ty XYZ. Tôi có nhiều kinh nghiệm quản lý hạ tầng viễn thông lớn. Tuy nhiên tình trạng không có việc làm hiện tại là vì công ty chuyển địa điểm. Tôi mong muốn tìm cơ hội mới để ứng dụng hiểu biết chuyên sâu và khả năng giám sát của mình vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho một công ty tốt.
Cho một người nhảy việc
Khi bạn thay đổi sang một lĩnh vực làm việc hoàn toàn khác, bạn cần nhấn mạnh vào kỹ năng chuyển đổi của mình. Hãy nhớ rằng, kỹ năng chuyển đổi và kỹ năng mềm là rất phổ biến, bất kể là ngành nghề nào.
Ví dụ: Với 10 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò Quản lý kinh doanh khu vực, tôi đã phát triển được kỹ năng xây dựng mối quan hệ. Khả năng giao tiếp với nhiều người ở nhiều tầng lớp khác nhau đã giúp tôi thực hiện được một hợp đồng quan trọng giúp tăng đến 20% doanh thu. Tôi sẵn sàng trải qua thử thách mới với ngành Nhân sự mà tôi có thể ứng dụng kỹ năng của mình. Tôi là người chú ý những chi tiết nhỏ và có lối làm việc thân thiện, tự tin, chuyên nghiệp mà tôi nghĩ rất phù hợp cho vị trí mà doanh nghiệp đề ra.
Nói tóm lại, phần giới thiệu bản thân sẽ là chìa khoá giữa cánh cửa giúp bạn vượt qua phần thể hiện bản thân. Hãy cân nhắc và dành thời gian cho một phần giới thiệu thật thu hút nhé.
UniTrain lược dịch
Nguồn: Freesumes
Xem thêm
Làm thế nào để có được một cuộc phỏng vấn tại McKinsey, Bain, BCG