Nguồn nhân lực là yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nghề nghiệp và nền kinh tế tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với cầu nối khoảng trống kỹ năng về nhân sự.

Làm sao để có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về vấn đề khoảng cách kỹ năng, hãy cùng UniTrain tìm hiểu những nguyên nhân gây ra khoảng cách và các giải pháp để giải quyết thông qua bài viết này.

1. Tại sao Việt Nam lại cần thu hẹp khoảng cách kỹ năng về nhân sự?

Sở hữu một lực lượng lao động tương đối trẻ so với các nước Châu Á, thị trường lao động của Việt Nam sẽ có nhiều yếu tố làm việc thuận lợi trong những năm tới.

Hơn nữa, việc là một thành viên của hơn mười hiệp định thương mại tự do cho phép Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với hàng chục thị trường quốc gia trên toàn cầu, điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra việc làm mới và thúc đẩy quá trình đào tạo kỹ năng.

Trong thập kỷ tới, Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi thành một quốc gia thu nhập cao bằng cách ưu tiên nền kinh tế số và trở thành một xã hội hoàn toàn số hóa vào năm 2030 thông qua việc tích hợp công nghệ lớn hơn trong các dịch vụ trực tuyến, giáo dục số và thanh toán điện tử,…

Một yếu tố then chốt để đạt được những mục tiêu trên là xác định và lấp đầy các khoảng cách về kỹ năng bằng cách trang bị cho lực lượng lao động những khả năng phù hợp.

2. Nhân sự Việt Nam đang cần trang bị những kỹ năng nào?

Tuyển dụng dựa trên kỹ năng đang trở nên phổ biến ở Việt Nam, 80% nhân viên đồng ý rằng các nhà tuyển dụng đang chuyển trọng tâm tuyển dụng từ bằng cấp chuyên môn sang bằng cấp kỹ năng.

Việt Nam rất đánh giá cao kỹ năng phân tích và kỹ năng về số (digital).

Kỹ Năng

Hình 1: Kỹ năng phân tích và kỹ năng số được coi là quan trọng nhất bởi lực lượng lao động Việt Nam.

(Phần trăm của người tham gia khảo sát)

Kỹ năng phân tích, bao gồm các khả năng như quản lý dự án, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề, được coi là quan trọng nhất đối với nhân viên Việt Nam (chiếm 62%).

Trong kỹ năng số (chiếm 52%), cả kỹ năng cơ bản và nâng cao đều được đánh giá cao. Một số kỹ năng nâng cao như UX, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML), điện toán đám mây và IoT cũng như an ninh mạng được đánh giá cao hơn mức trung bình theo tiêu chuẩn của APAC.

Những kỹ năng số nâng cao cần có cho nhân viên ở Việt Nam và APAC

Kỹ Năng Số

Hình 2: Các kỹ năng số tiên tiến cần thiết cho nhân viên tại Việt Nam so với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

(Phần trăm của người tham gia khảo sát đã chọn “cần thiết”)

Kỹ năng ngoại ngữ

Ngoài các kỹ năng phân tích và số, nhân viên Việt Nam cũng đặt sự quan trọng vào kỹ năng mềm như mức độ thành thạo tiếng Anh (64,4%).

Sự thành thạo trong tiếng Anh là yếu tố tiên quyết cho một số lĩnh vực kinh tế như khách sạn, dịch vụ,…

3. Một số rào cản trong quá trình nâng cao kỹ năng của nhân sự Việt Nam

8 trên 10 (79%) nhân viên đồng ý rằng việc nâng cao kỹ năng hoặc đào tạo lại kỹ năng đã cải thiệ đáng kể về mức lương. Khi nói đến các kỹ năng cụ thể, khoảng 3/10 (27%) cho rằng kỹ năng phân tích là quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến.

Tuy nhiên, nhân viên thường gặp phải những thách thức trong hành trình nâng cao kỹ năng. Về cơ bản, 70% đồng ý rằng họ đã thiếu hiểu biết về các kỹ năng được yêu cầu.

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế, gần ba phần mười (27%) lực lượng lao động của đất nước vào năm 2022 đã làm việc quá sức. Ngay cả khi nhân viên có thời gian rảnh rỗi, vẫn chưa có đủ các khóa học phù hợp, dễ tiếp cận và giá cả phải chăng.

Thách Thức Khi Học Kỹ Năng Số Mới

Hình 3: Những thách thức lớn khi học kỹ năng số mới

Nguồn: Economist Impact

Xem thêm

Combo 3 khóa học Excel Analyst

Combo 3 khóa học Data Analytics For Professionals

K năng và xu hướng nghề nghiệp năm 2024