Ngành kế toán, kiểm toán đã trở thành một thành tố quan trọng trong sự lành mạnh hóa tài chính quốc gia.

Trong mọi nền kinh tế nói chung, trong cơ chế quản lý kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Tài chính luôn là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế. Nó là tổng thể các nội dung, các giải pháp tài chính – tiền tệ.

Tài chính không chỉ có chức năng, nhiệm vụ khai thác, tập trung nguồn thu. Bên cạnh đó, tài chính có nhiệm vụ nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu. Vì vậy, nó quản lý sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Nền kinh tế tài chính quốc gia lành mạnh phải có tiềm lực mạnh, bền vững. Chính xác là một nền tài chính được kiểm kê, kiểm soát, được kế toán, đảm bảo sự minh bạch, công khai.

Trong bối cảnh đó, kế toán, kiểm toán với tư cách là một bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ công cụ quản lý kinh tế – tài chính.

Kế toán, kiểm toán có vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế – tài chính. Một cách trực diện, hoạt động kế toán là tổ chức và cung cấp hệ thống thông tin tài chính. Dành cho các đối tượng quan tâm tài chính nhà nước.  Thành phần có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế- không chỉ trong một quốc gia, mà cả bên ngoài quốc gia.

Kiểm toán là hoạt động kiểm tra, đánh giá, xác nhận và đảm bảo độ tin cậy của các thông tin kinh tế – tài chính do kế toán tổ chức và cung cấp. Sự lành mạnh của nền tài chính quốc gia, của hoạt động kinh tế, của quản trị kinh doanh phụ thuộc vào chất lượng thông tin kinh tế – tài chính do kế toán cung cấp, do kiểm toán đánh giá và đưa ra ý kiến.

Có thể nhận thấy, vai trò của kế toán, kiểm toán Việt Nam ngày càng được khẳng định và đề cao trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập.

1. Đối với nhà nước

Kế toán là công cụ hữu hiệu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tình hình và sự vận động của các nguồn tài chính (thuế, phí, khoản nợ, thu ghi nhận)

2. Đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế

Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán không chỉ có chức năng phản ánh và kiểm soát. Kế toán, kiểm toán còn phải thoả mãn những đòi hỏi của những đối tượng sử dụng thông tin kế toán cả trong và ngoài DN.

3. Đối với nhà quản lý tài chính

Kế toán, kiểm toán tạo lập căn cứ và đưa ra những tư vấn quan trọng cho các quyết định quản lý, quyết định kinh doanh.  Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và luôn biến động, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính nhà nước luôn phải đối mặt với một thực tế luôn thay đổi, đầy biến động.

Họ cần có căn cứ, có những tư vấn để đưa ra những quyết định kịp thời, chuẩn xác về quản lý, về đầu tư, về kinh doanh.

4. Kế toán, kiểm toán với phát triển thị trường dịch vụ

Kế toán, kiểm toán là công cụ quản lý kinh tế. Nó đã trở thành một lĩnh vực thương mại dịch vụ, tham gia cung cấp các dịch vụ cao cấp.

Kế toán, kiểm toán đã hình thành và được luật pháp thừa nhận là một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, hỗ trợ DN trong việc tổ chức và cung cấp hệ thống thông tin kinh tế tài chính.

Nguồn: Tạp chí tài chính.

Đọc thêm về kế toán, kiểm toán:

Lợi ích của kỹ năng lập trình trong sự nghiệp của một Kế toán viên

Cập nhật ngành kiểm toán cho nghề nghiệp tương lai

Cùng UniTrain cập nhật thêm nhiều thông tin về ngành kế toán, kiểm toán nhé!