Dù bạn là newbie hay những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thì việc hoàn thành các chứng chỉ chuyên môn trong ngành sẽ mang lại cho bạn vô vàn lợi ích. Khi có chức danh nghề nghiệp, bạn sẽ dễ dàng khẳng định được giá trị cũng như độ tin cậy, gia tăng tầm tiếp thị của bản thân và mang về thu nhập cao. Đó là một trong những lý do mà nhiều người sẵn sàng bỏ công sức và thời gian để có thể đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt của các chứng chỉ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi qua một số các chức danh công việc đa phần được đề cao và khám phá những đặc tính riêng biệt đi cùng với chúng.

1. CHỨNG NHẬN VIÊN LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH (CFP)

Đây có lẽ là chứng chỉ được công nhận rộng rãi nhất trong ngành lập kế hoạch tài chính. Chứng chỉ này tiếp cận khách quan của nó trong việc dạy về công tác lập kế hoạch tài chính đồng thời các yêu cầu nghiêm ngặt của nó được quản lý bởi Hội đồng CFP.

Chứng chỉ bao gồm 5 khóa học về bảo hiểm, bất động sản, nghỉ hưu, giáo dục, thuế và lập kế hoạch đầu tư cộng với đạo đức và quá trình lập kế hoạch tài chính. Bài kiểm tra tập trung sẽ diễn ra trong 10 giờ, gồm 285 câu hỏi được tổ chức trong hai ngày và cũng bao gồm hai bài nghiên cứu tình huống. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng cần lưu ý là người này cần có ít nhất ba năm kinh nghiệm cũng như bằng cử nhân để có được chứng chỉ CFP.

2. KẾ TOÁN VIÊN CÔNG CHỨNG (CPA)

CPA là chứng chỉ tài chính lâu đời nhất và được công nhận rộng rãi nhất ở Mỹ. Các yêu cầu của CPA khác nhau theo từng bang nhưng người học cần hoàn thành 150 giờ học với nội dung các khóa học có tính chất tương tự như ở đại học, đồng thời học viên cũng cần có bằng cử nhân để có thể tham dự kì thi chính thức kéo dài 19 giờ diễn ra trong hai ngày. Ngoài ra, chứng chỉ này còn có thể có các yêu cầu khác như số lượng tín chỉ tối thiểu trong chuyên ngành kế toán và kinh doanh, hoặc thậm chí là luật kinh doanh. Kỳ thi toàn diện này bao gồm kế toán, kiểm toán, thuế, đạo đức, và cả các chủ đề khác nữa.

3. NGƯỜI ĐẠI DIỆN (EA – ENROLL AGENT)

Đây là một công việc trong lĩnh vực thuế nhưng không có tính chuyên môn rộng, những người làm việc này chỉ tập trung vào việc chuẩn bị hồ sơ thuế thu nhập hoặc thuế thu nhập từ bất động sản. Kỳ thi đặc biệt dành riêng cho người đại diện này được Cơ quan Thuế vụ (Internal Revenue Service – IRS) quản lý được chia thành bốn phần, mỗi phần diễn ra trong ba giờ và kéo dài hai ngày. Bài kiểm tra bao gồm kiến thức về thuế thu nhập cá nhân, bất động sản và doanh nghiệp, cũng như các quy định về đạo đức và các quy định của IRS, tuy nhiên lại không liên quan đến kiến thức về kế toán, kiểm toán hay việc giữ sổ sách.

4. NHÂN VIÊN KÝ QUỸ  (CLU) VÀ TƯ VẤN TÀI VIÊN CHÍNH  (CHFC)

Khởi nguồn của cả hai công việc này đều đến từ ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Để trở thành nhân viên ký quỹ (CLU), người học cần phải trải qua năm khóa học chính tương tự như với chứng chỉ CFP, đồng thời người học phải tham gia ba khóa học tự chọn.

Tư vấn viên tài chính (ChFC) cũng phải đạt được yêu cầu giống như vậy, nhưng đa phần tập trung vào các việc lập kế hoạch tài chính nói chung, khác với CLU chỉ tập trung nhiều vào bảo hiểm nhân thọ, những quy định, luật liên quan.

5. CHUYÊN VIÊN PHÚC LỢI NHÂN VIÊN (CEBC)

Công việc này được thiết kế đặc biệt cho những người bán hoặc quản lý kế hoạch phúc lợi cho nhân viên. Chương trình giảng dạy gồm tám khóa học về các chủ đề khác nhau như lĩnh vực kinh doanh, bảo hiểm, nghỉ hưu, trợ cấp và quy định. Giống như CLU hoặc ChFC, phần lớn các tài liệu trong khóa học này cũng được đề cập trong chương trình CFP.

6. NGƯỜI BẢO LÃNH BẢO HIỂM Y TẾ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ (RHU) VÀ NGƯỜI BẢO LÃNH BỒI THƯỜNG TAI NẠN TÀI SẢN (CPCU)

Tên của hai chức danh này đã nói lên tính chuyên môn cao với mỗi loại bảo hiểm tương ứng. Chứng chỉ này dành cho những người có ý định dành thời gian cho sự nghiệp và tập trung vào bảo hiểm sức khoẻ hoặc tài sản – tai nạn.

7. CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHARTERED (CFA)

Người học phải có tối thiểu 3 năm học cũng như làm việc bao gồm nhiều chủ đề và chuyên môn như phân tích kĩ thuật, phân tích cơ bản, kế toán tài chính và lý thuyết xây dựng danh mục đầu tư và phân tích danh mục đầu tư. Những người có được chứng chỉ này thường trở thành những người quản lý danh mục đầu tư hoặc các chuyên gia phân tích làm việc tại các định chế tài chính.


→ Xem thêm:

– Tổng quan Chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc ACCA

– Khóa học ACCA F2/MA – Kế toán Quản trị

– Khóa học ACCA F3/FA – Kế toán Tài chính

– Khóa học ACCA F7/FR – Lập báo cáo tài chính