Màu sắc là một công cụ mạnh mẽ để trực quan hóa dữ liệu. Nói cách khác, màu sắc mang lại ý nghĩa cho việc trực quan hóa dữ liệu. Sử dụng màu sắc phù hợp có thể làm nổi bật và thu hút các số liệu chính, giúp người xem dễ dàng tiếp thu thông tin được đưa ra trước mắt. Tuy nhiên, việc sử dụng sai màu sắc có thể làm chậm hoặc làm sai lệch quá trình phân tích dữ liệu của người xem.

Hãy cùng UniTrain tìm hiểu những quy tắc quan trọng sử dụng màu sắc hiệu quả trong trực quan hóa dữ liệu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tránh sử dụng hoặc lạm dụng màu sắc một cách không cần thiết

Sử dụng một hoặc hai màu sẽ hiệu quả hơn là tô điểm cho biểu đồ bằng mọi màu sắc cầu vồng. Sử dụng ít màu sắc sẽ  giúp não xử lý thông tin rõ  ràng và  nhanh hơn hơn. Từ đó, người đọc có khả năng ghi nhớ các điểm dữ liệu quan trọng hơn. Trên thực tế, một nguyên tắc nhỏ là sử dụng các màu trung tính như màu xám cho phần lớn biểu đồ , chỉ dành các màu sáng cho các điểm dữ liệu mà bạn muốn hướng sự chú ý của khán giả đến hoặc nơi bạn muốn so sánh. Nghiên cứu từ Xerox cho thấy thông tin có thể được định vị nhanh hơn 70% nếu nó có màu sắc. Vì vậy, hãy sử dụng màu sắc trong báo cáo một cách hiệu quả và thông minh.

Không nên sử dụng màu sắc như ví dụ dưới đây:

colorful_bar_chart_bad_color_use_example

Nên sử dụng màu sắc như ví dụ dưới đây:

blue_bar_chart_good_color_use_example

Để tăng tính hiệu quả và thẩm mỹ thì bạn nên sử dụng màu sắc như ví dụ dưới đây:

blue_gray_bar_chart_best_color_use_example

2. Chọn màu theo chủ đề và màu sắc thương hiệu khi tạo biểu đồ trực quan hóa dữ liệu

Việc chọn màu theo chủ đề và màu sắc thương hiệu sẽ tạo ra sự nhất quán và liên kết nhanh hơn cho người xem khi xem biểu đồ mới. Chọn màu sắc thương hiệu giúp người đọc dễ dàng nhận diện thương hiệu vì họ đã quen với việc nhìn thấy các bài thuyết trình mang màu sắc của công ty và các biểu đồ sẽ phù hợp hơn với các lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên. Hãy lưu ý các nguyên tắc thương hiệu về việc sử dụng màu sắc, đặc biệt nếu thiết kế trực quan hóa dữ liệu cho một khách hàng cụ thể. Hầu hết các tổ chức sẽ đưa ra khuyến nghị về những màu nào nên và không nên sử dụng cùng nhau. Việc tuân thủ các nguyên tắc về màu sắc riêng của thương hiệu sẽ không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn giúp bạn tránh khỏi những sai lầm không đáng có.

Không nên sử dụng màu sắc như ví dụ dưới đây:

bad_dashboard_example

Nên sử dụng màu sắc theo ví dụ dưới đây:

good_dashboard_example

3. Chọn bảng màu phù hợp cho tập dữ liệu

Bạn nên xác định loại dữ liệu trước khi bắt đầu thiết kế hình ảnh trực quan. Từ đó, bạn có thể sử dụng bảng màu thích hợp nhất cho tập dữ liệu. Có ba loại bảng màu chính được sử dụng trong thế giới trực quan hóa dữ liệu:

– Bảng màu định tính: mỗi màu khác biệt với các màu khác

– Bảng màu tuần tự: một màu duy nhất với nhiều độ bão hòa khác nhau

– Bảng màu phân kỳ: các biến màu nằm trên một quang phổ, chẳng hạn như lạnh đến nóng

– Định tính: Loại bảng màu này lý tưởng cho việc trực quan hóa hiển thị các biến phân loại – những biến không liên quan với nhau và không có giá trị số. Ví dụ: nếu một công ty muốn thể hiện sự đa dạng của lực lượng lao động, bạn có thể tạo hình ảnh trực quan dựa trên một tập hợp dữ liệu định tính, như dân tộc, độ tuổi và giới tính của nhân viên.
Hãy cùng tham khảo một số ví dụ dưới đây:

qualitative_palette_pie_charts

sequential_palette_bar_chart

diverging_palette_bar_chart

4. Sự tương tác của màu sắc

Một màu có thể thay đổi tùy thuộc vào các màu khác xung quanh nó. Ví dụ, nếu bạn sử dụng màu vàng được bao quanh bởi màu đỏ, bạn sẽ có cảm nhận rất khác về màu đó so với khi bạn bao quanh nó bằng màu xanh lam. Điều này được gọi là sự tương tác của màu sắc và đã được Josef Albers viết trong tác phẩm kinh điển 50 năm tuổi của ông “the Interaction of Color”.
Một số ví dụ điển hình dưới đây:

cream_background_bar_chart

black_background_bar_chart

5. Tuân thủ quy ước về màu sắc

Màu sắc có thể được cảm nhận khác nhau trên khắp thế giới, với một số màu tượng trưng cho những ý nghĩa nhất định đối với các nền văn hóa và quốc gia cụ thể. Ví dụ, ở các nước phương Tây, màu đỏ có thể được coi là sự cảnh báo nhưng nó cũng gợi lên sự phấn khích và tình yêu. Khi màu đỏ được kết hợp với màu xanh lá cây, bảng màu sẽ trở thành màu lễ hội – màu sắc truyền thống của Giáng sinh. Ở Ấn Độ, màu đỏ gắn liền với sự tinh khiết, theo truyền thống cô dâu mặc váy cưới màu đỏ, trong khi ở Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc, còn ở Trung Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự nguy hiểm và thận trọng. Chính vì vậy, các nguyên tắc thương hiệu của công ty hoặc khách hàng của bạn sẽ giúp bạn xác định cách sử dụng quy ước màu sắc theo văn hóa.

Xem thêm

Khóa học Combo Excel for Professionals

Cách tự động chia tỉ lệ trục biểu đồ trong Excel

Tính năng Excel mới toanh bạn không nên bỏ l

Free Download: Excel Smart Guide

Tags