Những nhà quản lý tài sản đối mặt với lựa chọn khó khăn sau sự bùng nổ của những thương vụ ‘ngon ăn’

Trong 10 năm qua, ngành quản lý tài sản đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng vượt bậc. Sự tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong ba đến năm năm tới. Tuy nhiên, có một vài thách thức tiềm ẩn ngầm.

Đơn giản mà nói, đây là sự thay đổi đáng kể từ các sản phẩm ‘chủ động’ có tỷ suất lợi nhuận cao (high-margin active products) sang các sản phẩm thụ động có tỷ suất lợi nhuận thấp (low-margin passive products). Thứ hai, áp lực ngày càng lớn từ các khách hàng về phí dịch vụ làm thất thoát nhiều lợi nhuận trong ngành này. Và thứ ba, chi phí leo thang chủ yếu bởi quy định và việc đầu tư vào công nghệ.

Vì vậy, khi đón nhận các thách thức trên, những gì chúng ta thấy rõ ràng phía trước sẽ có một bước ngoặt đánh vào ngành quản lý tài sản. Và sẽ có một số sự đổi mới công nghệ có thể thay đổi quy tắc của ngành.

Điều này đã được phản ánh ngày trong hiện tại khi khoảng cách giữa người thắng và kẻ thua trong ngành ngày càng lớn. Rõ ràng, những người chiến thắng có lợi nhuận gấp đôi so với những người thua cuộc. Và điều này sẽ tăng gấp ba trong ba đến năm năm tới.

Vậy bạn có thể làm gì về vấn đề này? Về cơ bản có hai mô hình chiến thắng mà chúng ta thấy trên thị trường đang diễn ra.

Đầu tiên là hãy cứ tiến hành thôi. Những gì bạn cần làm là tối đa hóa hiệu quả của mô hình hoạt động và khả năng mở rộng. Sau đó, bạn bắt đầu phát triển quỹ đầu tư của bạn theo hướng tự nhiên (grow organically) và gắn chiến lược M&A vào mô hình của mình.

Chiến lược thứ hai là bạn xác định các sản phẩm và dịch mà khách hàng sẵn sàng trả phí. Sau đấy, nhân đôi số tiền đầu tư vào những khoản đó, và quỹ của bạn trở thành một nhà cung cấp dịch vụ quản lý tài sản hàng đầu trong các mảng này.

Vì vậy, cho dù điểm xuất phát của bạn là gì hay chiến lược bạn chọn, chỉ có một điều bắt buộc và đó là bắt đầu ngay bây giờ. Bởi vì nếu không, bạn thực sự phải đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động.

Từ An Phong – UniTrain dịch – nguồn: Bain&Company