Kỹ năng nghề nghiệp là điều kiện cần và đủ để mỗi người có thể nắm bắt cơ hội tìm việc làm nhanh chóng và đặt được bước chân đến thành công. Sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của công nghệ toàn cầu ngày càng đòi hỏi mọi người phải không ngừng học tập, hoàn thiện bản thân với những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
Theo một số nghiên cứu, hiện có khoảng 50.000 kỹ năng nghề nghiệp, gồm cả kỹ năng cứng (ví dụ như thiết kế, lập trình hay biên dịch…) lẫn kỹ năng mềm (ví dụ như quản lý thời gian hay làm việc nhóm…). Với con số “khủng” đó làm thế nào để nhận biết được nên chọn rèn luyện những kỹ năng nào để phát triển bản thân tốt nhất, phù hợp với nhiều loại công việc.
1. Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
Dù tìm việc làm tiếng Nhật, tiếng Việt hay tiếng Anh và dù làm việc ở bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng luôn gặp phải những vấn đề phát sinh bất ngờ. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả luôn là yếu tố cần thiết nếu muốn tìm việc làm nhanh.
Trước hết bạn cần xác định được các vấn đề cần phải giải quyết là gì? Xác định các tình huống bằng việc đặt ra các câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…? Việc này không hoàn thành thì mất gì…? Đồng thời hãy nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau để tìm ra được mấu chốt của vấn đề là gì. Từ đó phân tích vấn đề theo tính chất của vấn đề xem có quan trọng hay không, mức độ quan trọng đến đâu? Cần những nguồn lực gì để giải quyết vấn đề? Đây là vấn đề thuộc phạm vi bản thân mình giải quyết hay của người khác…
Sau khi phân tích, bạn cần đưa ra được một hoặc nhiều giải pháp để lựa chọn ra được cách giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất, dựa trên các tiêu chí như: tính khả thi, tính lâu dài và tính hiệu quả. Và điều quan trọng nhất của kỹ năng này là đưa ra quyết định sau khi đã có những kế hoạch ở trên. Bạn cũng cần chủ động phán đoán, lường trước những vấn đề có thể phát sinh thêm.
2. Tư duy logic và phản biện
Tư duy logic và phản biện là một kỹ năng cần thiết không kém dù bạn làm bất cứ ngành nghề nào. Đây chính là kỹ năng giúp bạn có khả năng phân tích, đánh giá, xây dựng kế hoạch một cách logic, làm giảm rủi ro trong vận dụng, hành động, suy nghĩ… khi đứng trước một điều gì đó, khi nhìn vào một vấn đề, bạn sẽ đánh giá được nó là sai hay đúng, phù hợp hay không.
3. Tư duy sáng tạo
Hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào từ chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều cần đến tư duy sáng tạo. Bên cạnh các kỹ năng mềm khác, thì tư duy sáng tạo sẽ giúp cho bạn dễ đạt được thành công hơn so với người khác. Để rèn luyện tuy duy sáng tạo, bạn cần không ngừng tò mò về thế giới xung quanh, không sợ thất bại, nhìn mọi thứ ở nhiều khía cạnh khác nhau và vượt qua các thái độ tiêu cực ngăn chặn tính sáng tạo.
4. Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là nhiều người cùng nhau thực hiện tốt một nhiệm vụ hướng tới một mục tiêu chung, phát huy tối đa các ưu điểm của mỗi thành viên và hạn chế, bổ sung những yếu điểm, thiếu sót của nhau và hoàn thiện bản thân mình. Để công việc của nhóm đạt hiệu quả tốt nhất, mỗi thành viên cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt vì đây là nơi đề cao tinh thần tập thể.
Để hoàn thiện kỹ năng này đòi hỏi bạn phải biết lắng nghe, tôn trọng người khác, biết cách tổ chức và thực hiện tốt công việc được phân công, chủ động chia sẻ và giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
5. Tính linh hoạt nhận thức
Linh hoạt là khả năng ứng biến để thích nghi với các hoàn cảnh gặp phải. Kỹ năng này thể hiện ở khả năng quan sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá chính xác các tình huống xảy ra, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý đúng đắn và không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Kỹ năng này rất cần thiết khi tìm việc làm nhanh bởi bạn sẽ phản ứng nhanh trong việc nắm bắt những cơ hội có lợi hoặc giải quyết các vấn đề khó khăn. Đây cũng là một cách để bạn có thể rèn luyện tính quyết đoán. Nếu không có sự linh hoạt trong nhận thức, những cảm xúc hoặc áp lực tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tính cách và các mối quan hệ xã hội, khiến bạn khó thành công. Tính linh hoạt trong nhận thức còn là điều kiện để bạn nắm bắt thời cuộc, không bị tụt hậu về sau.
Theo Thanh Hằng/httkinhtevadubao.vn
Xem thêm
Top 12 kỹ năng các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm