Thất bại trong kinh doanh thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn là saler và marketer không thể nhận diện khách hàng tiềm năng có bao nhiêu loại để chuẩn bị sẵn các giải pháp ứng biến hiệu quả. Từ đó, dẫn đến việc bán hàng gặp khó khăn. Vì vậy, hãy cùng UniTrain nhận diện ngay 7 kiểu khách hàng và cách sale chuẩn nhất cho từng kiểu nhé!
1. Những khách hàng “thông thái”
Thông thường họ sẽ làm hẳn một “nghiên cứu” trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Họ đọc mô tả sản phẩm, so sánh giá cả và biết rất nhiều về những gì bạn cung cấp. Chìa khóa để kết nối với họ là hãy tăng khả năng hiển thị sản phẩm của bạn trên các kênh trực tuyến hay những mẫu quảng cáo sẽ xuất hiện trên các thiết bị di động. Ngoài ra, khi khách hàng vào trang web của bạn, hãy tạo ấn tượng tốt với họ bằng cách cung cấp nội dung hấp dẫn kèm những trải nghiệm tuyệt vời.
Điều quan trọng là tập trung vào giá trị chứ không chỉ là các tính năng hoặc giá cả mà họ đã biết.
Ví dụ: Nếu bạn đang bán thứ gì đó có thể tìm thấy trong các cửa hàng khác, hãy làm nổi bật những thứ mà chỉ bạn mới có thể cung cấp.
2. Người “lang thang” – Loại khách hàng “chỉ cần nhìn xung quanh”
Đây là những người mua sắm vào cửa hàng nhưng không hề có ý định thực sự, mà chỉ vì bị thu hút nhất thời hoặc là để giết thời gian.
Bạn nên để họ lại một mình, nhưng để họ biết, bạn nhận ra sự có mặt của họ.
Bạn có thể nói điều gì đó như “Tôi tên… Nếu bạn cần bất kì sự giúp đỡ nào, hãy liên hệ với tôi, tôi rất vui khi làm điều đó.”
3. Khách hàng biết những gì họ cần mua
Đây là những khách hàng đã biết những gì họ muốn và họ có ý định khi bước vào cửa hàng của bạn.
Điều tốt nhất bạn có thể làm đơn giản chỉ là cho họ một câu trả lời thẳng thắn khi họ có bất kì thắc mắc về sản phẩm nào và đừng cố gắng tư vấn thêm bất kì sản phẩm nào nữa, vì đa phần khách hàng này sẽ không chú tâm vào sản phẩm nào, ngoại trừ cái mà họ đang cần.
4. Những khách hàng thiếu quyết đoán
Đây là những khách hàng không thể quyết định chính xác họ muốn mua gì.
Thông thường, những khách hàng này đang gặp khó khăn khi quyết định, hoặc họ không có thông tin, hoặc có quá nhiều và đang bị choáng ngợp.
Cách tiếp cận tốt nhất là tìm ra nhu cầu cụ thể của họ và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.
Bắt đầu bằng câu hỏi về những gì mà họ đang tìm kiếm.
Nếu họ đang so sánh sản phẩm, hãy cho họ những lời khuyên để cân nhắc và đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn.
Hãy trung thực, khách hàng của bạn sẽ đánh giá cao điều đó, họ sẽ tin tưởng bạn.
5. Người săn hàng giá rẻ
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người mua sắm này chính này giá cả. Họ sẵn sàng mua sắm ngay khi tìm thấy mức giá thích hợp. Và thường họ không trung thành với bất kì thương hiệu nào cả.
Một điều bạn có thể thử đó là làm cho họ cảm nhận rằng họ đang nhận được một thỏa thuận tốt. Hãy chỉ rõ cho họ thấy những gì họ sẽ nhận được khi mua sản phẩm của bạn, họ sẽ tiết kiệm như thế nào trong thời gian bao lâu?
Và đừng quên thông báo đến họ mỗi lần cửa hàng bạn có những ưu đãi hay chương trình khuyến mãi nào.
6. Kiểu khách hàng “bà tám”
Đây là những khách hàng thích nói và kể chuyện. Họ là những khách hàng nhiệt tình, nhưng đôi khi họ sẽ làm gián đoạn công việc của bạn và bạn không có thời gian để chăm sóc những người mua sắm khác.
Nếu bạn gặp những người mua sắm như vậy, hãy dành thời gian lắng nghe và thể hiện sự quan tâm chân thành đến những gì họ đang nói.
Nhưng tuyệt đối đừng để mất quá nhiều thời gian.
Cách tốt nhất là nhìn vào mắt khách hàng, mỉm cười và nói một câu gì đó như: “Tôi rất muốn nói chuyện nhiều hơn với bạn, nhưng có nhiều người đang cần sự trợ giúp của tôi. Tôi sẽ liên hệ lại với bạn, cảm ơn vì đã ủng hộ sản phẩm của tôi.”
7. Khách hàng thường xuyên
Khách hàng thường xuyên là những người mua sắm tốt nhất và họ lặp đi lặp lại hành vi mua sắm này một cách định kì tại cửa hàng.
Tìm hiểu thêm về nhu cầu của họ và đáp ứng nó một cách tốt nhất, đừng quên dành cho họ những ưu đãi cũng như chính sách khách hàng thân thiết, kèm theo những lợi ích nhất định khi mua hàng. Đó là cách tốt nhất giúp bạn giữ chân khách hàng hiệu quả.
–Unitrain sưu tầm–
Xem thêm
Khóa học Quản trị tài chính doanh nghiệp
3 nguyên tắc vàng để quản lý dòng tiền hiệu quả
10 Quy tắc đầu tư vàng của James Simons – tỉ phú đầu tư nổi tiếng nhất phố Wall