Ý kiến kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Ý kiến kiểm toán đóng vai trò quan trọng bởi nó mang lại sự đảm bảo tính minh bạch và trung thực của các thông tin tài chính góp phần phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Bài viết này, UniTrain sẽ trình bày các loại ý kiến kiểm toán giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa và tính đảm bảo của từng loại ý kiến kiểm toán khi đọc báo cáo tài chính đã được kiểm toán khi đầu tư.

CÁC LOẠI Ý KIẾN KIỂM TOÁN

1. Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Ý kiến này được đưa ra khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Doanh nghiệp, hàm ý là tất cả các nguyên tắc kế toán và tác động đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ.

Ý kiến này được áp dụng trong trường hợp báo cáo có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số vấn đề không trọng yếu, nhằm giúp người đọc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này tới báo cáo tài chính.

Lưu ý: Tuy nhiên cần chú ý rằng, báo cáo tài chính được kiểm toán chỉ trên những khía cạnh trọng yếu. Vì vậy báo cáo kiểm toán không thể là một tài liệu có thể bảo đảm hoàn hảo cho tất cả những người sử dụng không gặp rủi ro gì.

2. Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần

Ý kiến này được đưa ra trong trường hợp dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm toán viên bị giới hạn công tác kiểm toán, không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính. Các vấn đề này ảnh hưởng quan trọng, nhưng không liên quan tới một số các khoản mục đến mức phải đưa ra “ý kiến từ chối” hoặc “không chấp nhận”.

Với loại báo cáo này, kiểm toán viên đưa ra ý kiến chỉ chấp nhận từng phần đối với những thông tin được kiểm toán, bên cạnh đó còn những thông tin chưa chấp nhận.

Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do kiểm toán viên nêu ra trong báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính đó đã không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Ý kiến chấp nhận từng phần cũng được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, và những phần không chấp nhận do không đồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm toán bị giới hạn là quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến “ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận”.

3. Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược)

Ý kiến trái ngược được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất được với giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các tài khoản tới mức độ mà kiểm toán viên cho rằng, ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện mức độ và tính chất sai sót trọng yếu.

Câu chữ thường sử dụng là “theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của các vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và hợp lý các vấn đề trọng yếu”.

Loại báo cáo này được phát hành khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ, không rõ ràng khiến KTV không thể tiến hành kiểm toán theo chương trình đã định.

Ví dụ: Khi Doanh nghiệp có một khoản vay lớn trong báo cáo tài chính, nhưng vì một số lý do mà Doanh nghiệp nhất định không ghi nhận trong sổ sách kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh khoản nợ này.

4. Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến)

Ý kiến từ chối được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục; tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính.

Ví dụ: Các BCTC được lập không đúng theo các chuẩn mực kế toán hiện hành.

—————

Xem thêm

Các loại hình kiểm toán

Nghề kế toán vs. Nghề kiểm toán

Sổ tay Big4 Handbook – free download

Leave us a Reply