Định giá Vốn chủ sở hữu (Equity Valuation) là quá trình xác định giá trị của một công ty thông qua các phương pháp định giá. Định giá doanh nghiệp giúp xác định giá trị thị trường và hỗ trợ quyết định đầu tư, giao dịch cổ phiếu, hay quản lý tài sản.  

Hãy cùng UniTrain tìm hiểu 4 phương pháp phổ biến để định giá doanh nghiệp nhé!

1. Định giá dựa trên giá trị vốn hóa thị trường (Market Capitalization) 

Vốn hóa thị trường là giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành của một công ty. 

Công thức:  

Giá trị vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành (Number of Ordinary Shares) x Giá trị thị trường của một cổ phiếu (Market Price per Share). 

Giá trị vốn hóa thị trường là một chỉ số quan trọng trong việc đo lường giá trị và kích cỡ của một công ty trong thị trường chứng khoán, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư và các quyết định liên quan đến định giá cổ phiếu và đầu tư. 

Lưu ý:

Cách định giá này chỉ áp dụng với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

2. Định giá dựa trên cơ sở tài sản (Asset-Based Valuation)

Công thức:  

Giá trị tài sản thuần trên một cổ phiếu (Net asset per share) = Giá trị thuần của tài sản hữu hình (Net tangible assets)/Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành 

Trong đó:  

Giá trị thuần của tài sản hữu hình (Net Tangible Assets) = Giá trị thuần của tài sản cố định hữu hình (Net Fixed Tangible Assets) + Tài sản ngắn hạn (Current Asset) – Công nợ phải trả (Liabilities) 

Cần lựa chọn 1 trong 3 cơ sở tài sản sau để áp dụng:  

– Giá trị sổ sách của tài sản (Net Book Value): Giá trị này có thể không thực tế vì phụ thuộc vào chính sách khấu hao của công ty. 
– Giá trị thuần có thể thực hiện được (Realizable Basis): Giả định công ty sắp bị phá sản, đây là số tiền mà công ty có thể thu được từ việc bán các tài sản và trả nợ. 
– Giá trị thay thế (Replacement Basis): Giả định công ty tiếp tục hoạt động, đây là giá trị các tài sản được sử dụng vào các hoạt động thường ngày.

3. Định giá dựa trên cơ sở thu nhập (Income-Based Valuation): 

3.1 Mô hình P/E (Price to Earnings Ratio):  

Giá trị thị trường của một cổ phiếu (Market Value per Share) = Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu * P/E 

Trong đó:  

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) = (Lợi nhuận được chi trả cho các cổ đông thông thường (Profit Attributable to Ordinary Shareholders)/ Số lượng trung bình của các cổ phiếu thông thường đang được lưu hành (Average Number of Ordinary Shares) 

Ý nghĩa của tỷ số P/E:  

– Tỷ số P/E cao cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư về sự gia tăng nhanh chóng của EPS. 
– Công ty có rủi ro thấp hơn sẽ có tỷ số P/E cao hơn công ty có rủi ro cao. 
– Các công ty niêm yết thường kỳ vọng cổ phiếu được định giá P/E cao hơn các công ty không niêm yết. 

Lưu ý:  

– Các công ty niêm yết lớn thường được định giá P/E cao hơn các công ty nhỏ. Vì vậy, các công ty niêm yết lớn cần được định giá trên cơ sở cao hơn.  
– Phương pháp này không phù hợp đối với các công ty chỉ mua một lượng nhỏ cổ phiếu.  
– Phương pháp này có thể sẽ không phù hợp vì giá cổ phiếu luôn biến động theo tình hình thị trường.   

3.2 Mô hình lợi tức (Earnings Yield):  

Tỷ suất lợi nhuận (Earnings Yield) = (Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu/Giá trị thị trường của một cổ phiếu) x 100% 

Giá trị thị trường = Tổng lợi nhuận/Tỷ suất lợi nhuận = [Tổng lợi nhuận*(1 + Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến)]/(Tỷ suất lợi nhuận – Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến) 

*Những lưu ý đối với tỷ số P/E cũng áp dụng đối với Earnings Yield. 

4. Định giá dựa trên cơ sở dòng tiền (Cash flow-based Valuation):

Phương pháp này gồm có 3 mô hình chính:  

4.1 Mô hình định giá cổ tức (Dividend Valuation Model): 

Trong mô hình này, cổ tức hằng năm là không đổi, vì thế không phù hợp với các công ty không trả cổ tức hay cổ tức thay đổi mỗi năm. 

4.2 Mô hình tăng trưởng cổ tức (Dividend Growth Model): 

Đối với mô hình này, cổ tức hằng năm là khác nhau, vì thế không phù hợp với các công ty không trả cổ tức hay cổ tức không thay đổi. 

4.3 Mô hình chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow Model): 

Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền, chúng ta ước tính dòng tiền sẽ thu được hằng năm từ hoạt động kinh doanh được mua lại và chiết khấu chúng với tỷ lệ phù hợp.  

Xem thêm: 

Khóa học ACCA FM/F9 – Quản trị tài chính (Financial Management)

Khóa học Mô hình tài chính – Financial Modeling

Top 5 Add-ins hữu ích nhất trong Microsoft Excel

Cách chuyển văn bản thành số trong Excel