Hơn 10 năm qua, Google đã thực hiện một nghiên cứu với tên dự án Project Oxygen. Mục đích của nghiên cứu là tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: Đâu là một nhà lãnh đạo toàn năng? Thú vị thay, kĩ năng chuyên môn không phải là yếu tố chính. Vậy thì đối với Google, đâu là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một người lãnh đạo xuất sắc?

1. Người thầy tài giỏi

Khi phát sinh bất kì khó khăn nào, ngoài việc tìm cách giải quyết càng sớm càng tốt, những người lãnh đạo giỏi nhất, hơn hết, còn lấy khó khăn làm bài học. Họ chỉ dẫn cho nhóm và chia sẻ cái nhìn sâu sắc khi cần. Điều này giúp cho nhóm có thêm những kinh nghiệm đáng quý và trưởng thành.

2. Trao quyền và không quản lý vi mô

Những người lãnh đạo tốt sẽ trao cho các thành viên sự tự do mà họ muốn: tự do khám phá ý tưởng, mạo hiểm (một cách khôn ngoan), và phạm lỗi. Họ cũng chấp nhận lịch trình và môi trường làm việc linh hoạt.

3. Tạo không gian nhóm, quan tâm đến thành công và hạnh phúc

Google phát hiện rằng chỉ có một chìa khóa lớn nhất làm tăng năng suất làm việc cho nhóm là tạo dựng môi trường “tâm lí an toàn”. Các thành viên vẫn cảm thấy an toàn khi mạo hiểm quanh thành viên khác. Họ cảm thấy tự tin rằng không có ai trong nhóm sẽ gây khó khăn hoặc trừng phạt bất kì ai khác vì thừa nhận lỗi sai, đặt câu hỏi, hoặc đưa ra ý tưởng mới. Một nhóm chất lượng được phát triển dựa trên niềm tin – và một người lãnh đạo xuất sắc giúp dựng xây niềm tin ấy.

4. Năng suất và có định hướng thành quả

Người lãnh đạo giỏi nhất không chỉ là một ngôi sao mà họ cần giúp đỡ các thành viên trở nên như vậy, bằng cách nêu ví dụ đúng đắn và hạ cái tôi bất cứ khi nào cần thiết. Họ không e ngại phải xắn tay áo và giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn. Đây là động lực đốc thúc nhóm.

5. Người truyền đạt tốt – lắng nghe và chia sẻ

Người lãnh đạo giỏi còn là người biết lắng nghe tốt. Điều này giúp họ hiểu hơn về nhóm và có sự thấu cảm tương thích. Thêm vào đó, người lãnh đạo tốt nhận ra rằng kiến thức là sức mạnh. Họ minh bạch và sẵn sàng chia sẻ thông tin với các thành viên nên sẽ hiểu được nguyên lí “vì sao” phía sau câu hỏi cho “cái gì”.

6. Hỗ trợ phát triển công việc và thảo luận khúc mắc

Người lãnh đạo giỏi thường khuyến khích nhân viên chia sẻ chân thật và tạo động lực cho họ phát triển. Tuy vậy, họ cũng không ngại đưa ra nhận xét (không mang tính chỉ trích). Họ đầu tư cho nguồn nhân lực thông qua giúp đỡ thành viên đạt được mục tiêu cá nhân đối với sự nghiệp. Bằng cách đó, họ hiển nhiên thúc đẩy nhóm có phản hồi tương tự.

7. Có cái nhìn/chiến lược rõ ràng cho nhóm

Người lãnh đạo giỏi hiểu rõ vị trí của nhóm ở thời điểm hiện tại, đâu là đích đến, và cần phải làm gì để cán đích. Qua khả năng giao tiếp tốt, họ cũng đảm bảo chắc chắn từng thành viên trong nhóm nhận thức vai trò cá nhân thực hiện chiến lược.

8. Có kĩ năng chuyên môn để giúp đỡ, khuyên bảo

Người lãnh đạo tài ba còn hiểu công việc của các thành viên, bao gồm những công việc hàng ngày và thách thức phải đối mặt. Nếu vừa mới chuyển công tác, họ cần thời gian để hiểu cơ chế hoạt động, xây dựng niềm tin trước khi có bất kì sự thay đổi quyết liệt nào hoặc đưa ra lời khuyên.

9. Kết hợp có hiệu quả

Người lãnh đạo tốt sẽ biết “nhìn xa trông rộng”. Họ làm việc phục vụ ích lợi công ty là chính; đồng thời, khích lệ các thành viên với cách thức làm việc tương tự.

10. Mạnh mẽ quyết đoán 

Người lãnh đạo giỏi không hề hấp tấp mà quyết đoán. Sau khi biết được sự thật, cân nhắc suy nghĩ về viễn cảnh nhóm, họ tiến lên triển khai – dù rằng quyết định đó có thể không được các thành viên tán thành. Khi ấy, nên có sự đảm bảo cho quyết định trên.

Nguồn: leadthechange.asia

Xem thêm

Những kỹ năng cần thiết để tìm việc làm nhanh trong năm 2020

9 cách để khơi nguồn cảm hứng trong công việc

Tags