Trong bối cảnh công nghệ là chìa khóa hàng đầu của doanh nghiệp để gia tăng hiệu quả kinh doanh, thì Business Intelligence (hay còn gọi là “BI”) đang trở thành xu hướng. Vậy Business Intelligence là gì? Hệ thống Business Intelligence vận hành như thế nào. Cùng UniTrain khám phá ngay nhé
Định nghĩa Business Intelligence
Business Intelligence (BI), hay còn được gọi là trí tuệ kinh doanh là một dạng công nghệ kết hợp phân tích kinh doanh, khai thác dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, công cụ và cơ sở hạ tầng dữ liệu để giúp tổ chức ra các quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven decision). Ngắn gọn, BI chính là quá trình biến dữ liệu thô từ các hoạt động của doanh nghiệp thành những thông tin có ích giúp ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả.
Business Intelligence trải qua nhiều giai đoạn từ 1.0 đến 2.0, 3.0 và ngày nay là 4.0. Với sự phát triển của công nghệ, thông tin ngày nay được thể hiện dưới dạng các biểu đồ trực quan là hiệu quả nhất. Do đó, BI ngày nay bao gồm các kỹ năng, quy trình, công nghệ hay ứng dụng để tập hợp và xử lý toàn bộ các loại dữ liệu thô trong doanh nghiệp thành các biểu đồ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ tương tác, mang đến cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cái nhìn từ tổng thể về bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp cung cấp các thông tin chi tiết của tất cả các mảng nghiệp vụ trong doanh nghiệp.
Business Intelligence hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu
Dưới đây là những công cụ Business Intelligence phổ biến nhất từ Báo cáo Gartner Magic Quadrant of Analytics and Business Intelligence Platforms – Tháng 3, 2022. Trong đó, báo cáo xác định 3 nền tảng Business Intelligence hàng đầu là 𝐌𝐢𝐜𝐫𝐬𝐨𝐟𝐭 𝐏𝐨𝐰𝐞𝐫 𝐁𝐈, 𝐓𝐚𝐛𝐥𝐞𝐚𝐮 𝐯𝐚̀ 𝐐𝐥𝐢𝐤.
Những nền tảng Business Intelligence hàng đầu
Hệ thống Business Intelligence gồm những thành phần nào?
Vấn đề cốt lõi trong hệ thống BI là kho dữ liệu (Data Warehouse) và khai thác dữ liệu (Data Mining) vì dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu tổng hợp (đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán). Quá trình phân tích dữ liệu trong BI không chỉ là những phân tích đơn giản (Query, Filtering) mà cần sử dụng đến kỹ thuật khai thác dữ liệu (Data Mining) nhằm phân loại (classification), phân cụm (Clustering), hoặc dự đoán (Prediction). Vì vậy BI có mối quan hệ rất chặt chẽ với Data Warehouse và Data Mining.
- – Data Warehouse – Kho dữ liệu: Đây là nơi chuyên lưu trữ và cất giữ hệ thống dữ liệu tổng hợp của tổ chức.
- – Data Mining – Khai phá dữ liệu: Đây được xem là tập hợp những kỹ thuật dùng để khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức như phân chiếc, phân đội ngũ, phát hiện luật kết hợp, dự đoán,…
- – Business Analyst – Phân tích kinh doanh: thuật ngữ này dùng để chỉ những nhà lãnh đạo các đơn vị có khả năng đưa ra các quyết định chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống Business Intelligence
Ứng dụng của Business Intelligence trong thực tế
Ban đầu, các công cụ BI chủ yếu được sử dụng bởi các chuyên gia CNTT. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà phân tích kinh doanh, giám đốc điều hành và cả nhân viên văn phòng sử dụng các nền tảng kinh doanh thông minh nhờ sự phát triển của BI tự phục vụ (BI self-service) và các công cụ khám phá dữ liệu. Trong số các công cụ BI phổ biến, Power BI của Microsoft đang là ứng dụng dẫn đầu thị trường và được nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu lựa chọn để triển khai và sử dụng.
Các nhà khoa học và phân tích dữ liệu
Các nhà phân tích sử dụng dữ liệu tập trung của công ty kết hợp với các công cụ phân tích mạnh mẽ để đề xuất chiến lược và cải tiến với ban lãnh đạo công ty.
Tài chính
Bằng cách kết hợp dữ liệu tài chính với dữ liệu hoạt động, tiếp thị và bán hàng, người dùng có thể thu thập thông tin chi tiết để từ đó đưa ra quyết định và hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến lãi và lỗ.
Tiếp thị – Marketing
Các công cụ thông minh dành cho doanh nghiệp giúp các nhà tiếp thị theo dõi các chỉ số của chiến dịch từ một không gian kỹ thuật số trung tâm. Hệ thống BI có thể cung cấp tính năng theo dõi chiến dịch theo thời gian thực, đo lường hiệu suất và lập kế hoạch cho các chiến dịch trong tương lai. Dữ liệu này cung cấp cho các nhóm tiếp thị khả năng hiển thị rõ ràng hơn về hiệu suất tổng thể và cung cấp hình ảnh trực quan theo ngữ cảnh để chia sẻ với công ty.
Bán hàng
Các nhà phân tích dữ liệu bán hàng và quản lý hoạt động thường sử dụng bảng điều khiển BI và các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để truy cập nhanh vào các thông tin phức tạp như phân tích chiết khấu, khả năng sinh lời của khách hàng và giá trị lâu dài của khách hàng. Nhà quản lý bán hàng theo dõi các mục tiêu doanh thu, hiệu suất của đại diện bán hàng cùng với trạng thái của quy trình bán hàng bằng cách sử dụng trang tổng quan với các báo cáo và trực quan hóa dữ liệu.
Hoạt động – Operation
Để tiết kiệm thời gian và nguồn lực, nhà quản lý có thể truy cập và phân tích dữ liệu như số liệu chuỗi cung ứng để tìm cách tối ưu hóa quy trình. Thông tin kinh doanh cũng có thể đảm bảo rằng các thỏa thuận mức độ dịch vụ được đáp ứng và giúp cải thiện các tuyến đường phân phối.
Trong một công ty thực sự dựa trên dữ liệu, mọi bộ phận và nhân viên đều có thể tận dụng thông tin chi tiết từ BI.
Cơ hội nghề nghiệp trong phân tích dữ liệu
Xã hội ngày càng phụ thuộc vào dữ liệu để giúp cuộc sống vận hành trơn tru hơn và phát triển các chiến lược, giải quyết vô số thách thức của lĩnh vực thương mại. Do đó, các Business Intelligence Analyst là một trong những vị trí được săn đón nhiều nhất trong giưới kinh doanh ngày nay
Hãy nắm bắt cơ hội để nâng tầm sự nghiệp của mình ngay hôm nay bạn nhé!
Xem thêm
Khám phá Power BI và các mẫu báo cáo
Combo Khóa học Business Intelligence
Khóa học Ứng dụng Dashboard Reporting để trực quan hóa dữ liệu