Người ta thường nói rằng sai lầm là cơ hội tốt để học tập. Tuy nhiên, nếu nhận biết sai lầm để không phải mắc phải chúng ngay từ đầu thì tốt hơn! Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 5 sai lầm “chết người” ở các nhà lãnh đạo. Đồng thời, bài viết cũng sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để tránh mắc phải những sai lầm đó. 

Trong vòng 15 năm trở lại đây, đã có rất nhiều doanh nghiệp mới đươc thành lập (riêng năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới đã đạt kỷ lục là 110.000) nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại chỉ tăng 5.1%. Bởi bên cạnh đó, cũng có hàng loạt công ty tuyên bố giải thể, phá sản.

Điều đó đồng nghĩa, trở thành lãnh đạo, nhất là khi công ty còn quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm thì giai đoạn đầu luôn là khởi điểm khó khăn hơn bao giờ hết.

Thị trường luôn thay đổi, quá trình ngoại nhập diễn ra ồ ạt khiến các lãnh đạo phải thật thận trọng trong mỗi bước đi của mình. Chỉ một lỗi nhỏ nhất cũng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực khá lớn tới công ty. Vì thế nếu lãnh đạo tránh được những “cạm bẫy” dưới đây thì cơ hội duy trì và phát triển công ty sẽ khả quan hơn.

1. Đừng đánh giá thấp về thời gian.

Bắt đầu kinh doanh là vấn đề vô cùng căng thẳng và thách thức. Nếu như những doanh nghiệp nhỏ nhưng có “chỗ dựa” vững chải thì họ sẽ có thời gian hoạt động định vị được hình ảnh lâu hơn nhờ nguồn vốn, mạng lưới, mối quan hệ,… Còn những công ty vừa và nhỏ độc lập thì khi lao vào thị trường thường gặp rất nhiều khó khăn bởi thua kém về nhiều mặt.

Do đó, mọi thời gian của họ cần phải được tính toán sao cho phù hợp với nguồn vốn, kinh phí và khoảng thu hồi, để có thể tiếp tục đứng vững chứ không bị hụt vốn mất khả năng tái hoạt động.

Các nhà lãnh đạo trẻ nên xem xét quá trình xây dựng công ty mới theo bốn giai đoạn: hoàn thiện ý tưởng, xác định mục tiêu, tiếp cận nhà đầu tư và thực hiện.

2. Không nghiên cứu các nhà đầu tư.

Nếu không mạnh về vốn hoặc cần phát triển quy mô thì việc tìm nhà đầu tư là điều cần thiết. Vì thế xác định nhà đầu tư tiềm năng chính là bước đầu tiên. Hãy chắc chắn rằng các nhà đầu tư tiềm năng sẽ phù hợp với chiến lược cũng như tầm nhìn của công ty mình.

Lãnh đạo nên xây dựng kế hoạch thật chi tiết trước khi gặp gỡ nhà đầu tư như: suy nghĩ những câu trả lời, giải đáp về những thắc mắc liên quan, tiên lượng số vốn có thể đạt được thấp nhất,…nếu lãnh đạo không giỏi về vấn đề này thì hãy tìm cố vấn bên ngoài hoặc tham gia vào vài khóa học trang bị kỹ năng chuyên môn cần thiết.

3. Từ chối tìm cố vấn bên ngoài.

Không phải lãnh đạo nào cũng giỏi toàn diện nhất là trong lĩnh vực đi gọi vốn hay thuyết trình trước các nhà đầu tư. Vì vậy giải pháp tốt nhất chính là tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, tham khảo những cựu CEO về những kinh nghiệm nhằm tránh lặp lại sai lầm như họ.

Không phải cuộc gọi vốn nào cũng thành công và nhiều khi khiến khá nhiều lãnh đạo cảm thấy chán nản. Hãy suy nghĩ rằng, thông qua một cuộc gặp gỡ sẽ tích lũy cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm. Cái quan trọng là sau mỗi lần gọi vốn thất bại, mình có rút ra bài học nào cho lần gọi vốn tiếp theo hay không.

Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng nên tận dụng những mối quan hệ và mạng lưới của họ thông qua đối tác, bạn bè nhằm có thể nắm bắt nhiều cơ hội hơn.

4. Không có đội ngũ đồng hành.

Là người lãnh đạo tức bản thân sẽ là trách nhiệm cuối cùng của công ty. Khi công ty còn quá non trẻ, lãnh đạo sẽ đảm trách khá nhiều công việc vì thế tìm được đội ngũ tinh nhuệ là rất cần thiết. 

Lãnh đạo hãy tạo ra những giá trị cốt lõi vì điều này rất quan trọng, nó sẽ giúp đội ngũ nắm bắt được cách công ty vận hành và giúp định hình những mục tiêu cụ thể cho từng cá nhân. Những giá trị này có thể là cách thức tương tác với khách hàng, là những phương châm làm việc mà lãnh đạo mong chờ nhân viên sẽ tuân thủ, hoặc là những phương thức mới lạ nhằm tạo bầu không khí vui vẻ tại nơi làm việc…

5. Bỏ qua một kế hoạch dự phòng.

Sẽ ra sao nếu nhà cung cấp chính của công ty đột nhiên phá sản? Toàn bộ đội ngũ tinh nhuệ nghỉ việc đồng loạt? Chiến lược không còn phù hợp với thị trường?….

Lãnh đạo có thể dễ dàng hình dung ra hậu quả của những sự kiện trên nếu như không có sự chuẩn bị kỹ càng. Trong trường hợp này, lập kế hoạch dự phòng là công việc cự kỳ quan trọng.

Mọi bước đi đều phải có kế hoạch bổ trợ, nếu kế hoạch A không tiến hành được thì làm tiếp kế hoạch B, C, D,… miễn sao không làm gián đoạn quá trình vận hành công ty.

Nhưng cần lưu ý rằng lập kế hoạch dự phòng không phải là hành động duy nhất khi phân tích rủi ro, mà lãnh đạo có thể quản lý rủi ro bằng cách sử dụng tài sản hiện có hiệu quả hơn hoặc bằng cách đầu tư vào các nguồn lực hoặc dịch vụ mới để giúp quản lý vấn đề phát sinh đó.

Theo Medium

Xem thêm

Giàu “nứt đố đổ vách” nhưng giới thượng lưu tuyệt nhiên không bao giờ vung tiền cho những điều này

60% doanh nghiệp phải thay đổi vĩnh viễn chiến lược kinh doanh do Covid-19

Kho dữ liệu miễn phí để thực hành SQL