Biểu đồ là công cụ giúp cho người dùng trình bày dữ liệu một cách trực quan và sinh động, thuận tiện trong quá trình đối chiếu và phân tích thông tin. Chúng ta thường nghe “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, thì biểu đồ cũng thế. Mỗi loại biểu đồ là mỗi đặc điểm và chức năng sử dụng khác nhau. Do đó, hãy cùng UniTrain tìm hiểu các loại biểu đồ Excel giúp phân tích và báo cáo dữ liệu để lựa chọn dạng phù hợp nhất và tận dụng tối đa chúng nhé!
Trong bài viết này, UniTrain sẽ giới thiệu 7 loại biểu đồ phổ biến nhất:
– Biểu đồ so sánh (Comparison Charts)
– Biểu đồ thành phần (Composition Charts)
– Biểu đồ phân phối (Distribution Charts)
– Biểu đồ xu hướng (Trend Charts)
– Lưu đồ – sơ đồ quy trình (Flow Charts)
– Biểu đồ thống kê (Statistical Charts)
1. Biểu đồ Excel so sánh
Biểu đồ so sánh (comparison charts) là dạng biểu đồ so sánh giữa hai hoặc nhiều mục trên các thông số khác nhau.
Biểu đồ cột: là dạng biểu đồ được dùng để so sánh các giá trị dữ liệu của các hạng mục liên quan hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.
Biểu đồ thanh: biểu thị các giá trị ở dạng thanh ngang với chiều dài tỷ lệ với giá trị của biến. Ưu điểm của biểu đồ thanh là rất dễ đọc.
2. Biểu đồ thành phần
Biểu đồ thành phần (composition charts) là dạng biểu thị sự phân bố của các hạng mục khác nhau. Để dùng biểu đồ này, người dùng phải có một hạng mục có nhiều giá trị khác nhau và giá trị tổng hợp như tổng hoặc trung bình.
Biểu đồ khu vực: là dạng biểu đồ đường được tô màu bên dưới.
Biểu đồ thanh chồng: dùng để biểu thị tỷ lệ của từng giá trị dữ liệu riêng lẻ so với tổng.
Biểu đồ tròn/Donut: dùng để biểu thị giá trị dữ liệu dưới dạng phần trăm và kích thước tương đối giữa các hạng mục.
Biểu đồ Sunburst: dùng để biểu diễn dữ liệu theo thứ bậc. Mỗi thức bậc sẽ được biểu thị bằng một vòng tròn. Các vòng tròn phân cấp đồng tâm, với vòng càng rộng thì thứ bậc càng giảm.
3. Biểu đồ phân phối
Biểu đồ phân phối (Distribution Charts) được dùng để trực quan hóa nhiều giá trị dữ liệu cùng một lúc.
Biểu đồ phân tán: là loại biểu đồ trực quan hóa mối tương quan giữa hai biến số dựa vào các tọa đồ toán học. Biểu đồ này thường được dùng khi người dùng có nhiều số liệu và muốn phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa các số liệu với các danh mục.
Biểu đồ bong bóng: là một phần mở rộng của biểu đồ phân tán, biểu đồ bong bóng thường được sử dụng để trực quan hóa mối quan hệ giữa ba hoặc nhiều biến số.
4. Biểu đồ xu hướng
Biểu đồ xu hướng (Trend Charts) sắp xếp các dữ liệu theo thời gian, đồng thời cho thấy xu hướng của dữ liệu nhằm giúp người dùng nhận biết được xu hướng của quá trình.
Biểu đồ đường: được dùng để xác định xu hướng trong dữ liệu theo thời gian.
5. Lưu đồ – sơ đồ quy trình
Lưu đồ – sơ đồ quy trình (flowchart) là phương tiện đồ họa trực quan hóa chuỗi nhiệm vụ đó thành hình ảnh đơn giản, gồm các bước, các điều kiện thay đổi kết quả,…
Biểu đồ thác nước: thường được sử dụng để chứng minh xu hướng tăng hoặc giảm từ vị trí ban đầu qua các thay đổi.
Biểu đồ hình phễu: dùng để mình họa sự giảm dần của dữ liệu từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Dữ liệu cao sẽ được hiển trị ở trên và sau đó nhỏ dần xuống bên dưới, tương tự như hình phễu.
6. Biểu đồ thống kê
Biểu đồ thống kê (Statistical Charts) trực quan hóa dữ liệu sao cho người đọc dễ hiểu hơn.
Biểu đồ Histogram: là dạng biểu đồ hiển thị sự phân bố tần suất theo dạng cột. Dữ liệu được biểu thị bằng các cột trên biểu đồ có độ cao khác nhau tùy thuộc vào tần suất phạm vi dữ liệu xảy ra.
Biểu đồ hộp và râu: sẽ biểu diễn 5 vị trí phân bố của dữ liệu, đó là: giá trị nhỏ nhất (min), tứ phân vị thứ nhất (Q1), trung vị (median), tứ phân vị thứ 3 (Q3) và giá trị lớn nhất (max).
Sparklines: là một công cụ rất hữu hiệu để giúp người dùng có một cái nhìn nhanh và tổng quát về xu hướng của dữ liệu theo thời gian.
Có ba loại Sparklines:
– Line là một biểu đồ đường đơn giản trong một ô.
– Column là biểu đồ thanh đơn giản phản ánh kích thước tương đối của giá trị.
– Win/Loss cho thấy một đại diện tích cực hoặc tiêu cực của bộ dữ liệu.
Xem thêm
Các loại biểu đồ được sử dụng phổ biến trong Power BI