Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động như hiện nay, quản lý nhân sự một cách hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để đạt được điều này, các chuyên gia quản lý nhân sự phải liên tục theo dõi, đánh giá và cải tiến chất lượng nguồn nhân lực, cũng như tối ưu hoá các chi phí trong quá trình tuyển dụng và đào tạo. 

Bằng cách tìm hiểu và phân tích những chỉ số quan trọng, các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định chính xác và xây dựng các chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả. 

Trong bài viết này, hãy cùng UniTrain tìm hiểu 5 chỉ số quan trọng mà các phòng ban Nhân sự cần chú ý nhé!

Tại sao phải đo lường các chỉ số nhân sự?

Phân tích các chỉ số về nhân sự sẽ giúp những nhà quản trị nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu của bộ phận này, từ đó xác định được các khía cạnh hay chính sách cần cải thiện. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình tuyển dụng và đào tạo, gia tăng sự gắn kết và tỷ lệ giữ chân nhân sự.

Chỉ số 1: Tỷ lệ giữ chân nhân sự (Employee Retention Rate)

– Cho biết tỷ lệ nhân sự gắn bó với công ty trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó các nhà quản trị có thể đánh giá mức độ hiệu quả trong việc giữ chân nhân tài, giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và duy trì nguồn nhân lực ổn định.

– Một tỷ lệ giữ chân nhân sự tốt thường từ 90% trở lên.

Cách tính:

Employee Retention Rate

Chỉ số 2: Tỷ lệ vắng mặt (Absenteeism Rate)

– Cho biết tỷ lệ nhân sự không hiện diện/không làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ vắng mặt cao có thể làm giảm năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp.

– Tỷ lệ vắng mặt càng gần bằng 0 càng tốt.

Cách tính:

Absenteeism Rate

Chỉ số 3: Chi phí tuyển dụng (Cost per Hire)

– Cho biết tỷ lệ giữa toàn bộ số tiền bỏ ra để tuyển nhân sự mới và tổng số nhân sự mới trong khoảng thời gian nhất định. Việc đo lường chi phí này là vô cùng quan trọng đối với các tổ chức vì nó giúp họ đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược tuyển dụng, xác định ngân sách cần thiết để thu hút và giữ chân nhân tài.

– Tùy vào quy mô khác nhau mà chi phí tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp sẽ có sự chênh lệch. 

Cách tính:

Cost per Hire

Chỉ số 4: Chi phí đào tạo mỗi nhân sự (Training Cost per Employee) 

– Cho biết số tiền doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo cho mỗi nhân sự. Chỉ số này được các tổ chức sử dụng để đánh giá sự đầu tư của họ vào việc phát triển nhân sự cũng như đánh giá mức độ hiệu quả và hiệu suất của các chương trình đào tạo. Từ đó, những nhà quản trị có thể hoạch định nguồn lực tài chính cần thiết và so sánh chi phí này theo thời gian hoặc giữa các bộ phận khác nhau để xác định sự khác biệt và các khía cạnh cần cải thiện.
– Cần tối ưu, tiết kiệm chi phí nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Cách tính:

Training Cost per Employee

Chỉ số 5: Thời gian tuyển dụng (Time to Hire)

– Cho biết tỷ lệ giữa thời gian cần thiết để lấp đầy một chỗ trống nhân sự với số nhân sự tuyển dụng được. Việc đo lường chỉ số này giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả của quy trình tuyển dụng, xác định những chướng ngại và đưa ra cải tiến cho quy trình đó.

– Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng tiết kiệm được chi phí.

Cách tính:

Time to Hire

Xem thêm: 

Khóa học Excel for HR Professionals

Tổng hợp những thủ thuật Excel dành cho Nhân sự

Cách sử dụng Quick Analysis Tool trong Excel

Advanced Excel For Professional

Tags